Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
Cá tra giống. Ảnh: thuysanlv.com

Chưa có cơ sở được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh 

Cục Thủy sản cho biết, đến nay cả nước chưa có cơ sở sản xuất, ương dưỡng cá tra giống đăng ký, thực hiện và được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. 

Cả nước có 1.920 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra; trong đó có 2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống bố mẹ; 76 cơ sở sinh sản cá bột; 1.842 cơ sở ương dưỡng cá bột lên cá giống 

Với 2 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ, Cục Thủy sản đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ và hàng năm được kiểm tra duy trì theo quy định. Công suất sản xuất một năm trên 30.000 con cá bố mẹ, đáp ứng nhu cầu sản xuất giống. 

Với 76 cơ sở sinh sản cá bột, có 61 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (tỷ lệ gần 80,3%%). Với 1.842 cơ sở ương dưỡng cá bột lên cá giống, có 97 cở sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (tỷ lệ gần 5,3%%). Tuy nhiên, nhiều cơ sở được cấp giấy chứng nhận lại không duy trì hoạt động. Đến hết tháng 9/2024, các địa phương kiểm tra duy trì hoat động cho 38/61 cơ sở sinh sản cá bột, 81/97 cơ sở ương dưỡng cá bột lên cá giống. Đã thu hồi trên 10 giấy chứng nhận do cơ sở không hoạt động sản xuất. 

Tỷ lệ hao hụt trong sản xuất giống còn cao 

Báo cáo của Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL cho biết tỷ lệ ương dưỡng từ cá bột lên cá giống chỉ đạt 4%-7,9%, như vậy đang hao hụt từ 92,5% – 96%. 

Cụ thể ở tỉnh Đồng Tháp có 86 cơ sở sinh sản cá bột và 850 cơ sở ương dưỡng cá bột lên cá giống với diện tích 800 ha. Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất được 11,8 tỷ cá bột và 931 triệu con cá tra giống, đạt tỷ lệ gần 7,9%. Tỷ lệ hao hụt từ cá bột lên cá giống là 92,1%. 

Ở tỉnh An Giang có 11 cơ sở sinh sản cá bột đang hoạt động với năng lực sản xuất một năm 18,4 tỷ con cá tra bột. Và 534 cơ sở ương dưỡng cá bột lên cá giống với diện tích 750 ha, trong 9 tháng đầu năm 2024 đã sản xuất 1,44 tỷ con cá tra giống, đạt tỷ lệ 7,8%. Tỷ lệ hao hụt từ cá bột lên cá giống là 92,2 %. 

Còn ở tỉnh Tiền Giang có 3 cơ sở sinh sản cá bột; sản lượng cá bột trung bình hàng năm từ 2 - 5 tỷ con tùy theo nhu cầu của thị trường ương dưỡng. Có 75 cơ sở với 240 ha ương dưỡng cá bột lên cá giống, và đạt sản lượng cá giống trung bình hàng năm 150 – 200 triệu con. Như thế, ưng dưỡng cá bột lên cá giống đạt tỷ lệ từ 4% - 7,5%; Tỷ lệ hao hụt từ 92,5% - 96%. 

Cá traCải tạo và nâng cao chất lượng giống cá tra Việt Nam. Ảnh: fishmarketbd

Phấn đấu nâng tỷ lệ cá sống lên 15-20% trong thời gian tới 

Cục Thủy sản đặt mục tiêu năm 2025, sản xuất khoảng 35 tỷ con cá bột và ương dưỡng 4-4,5 tỷ cá giống, đạt tỷ lệ từ 11,4% -12,9%, và hao hụt từ 87,1% - 88,6%. Phấn đấu trong thời gian tới nâng tỷ lệ cá bột lên cá giống từ 15-20%, tức là hạ tỷ lệ hao hụt xuống từ 80%-85%. 

Một số giải pháp trọng tâm được Cục Thủy sản nêu ra để nâng cao chất lượng giống cá tra. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, nhiệm vụ nghiên cứu về chọn tạo các tính trạng (khả năng kháng bệnh, tỷ lệ phile, mùi vị sản phẩm, tỷ lệ đạm, mỡ trong sản phẩm, khả năng chịu mặn v.v..) theo nhu cầu thị trường; công nghệ vaccin phòng bệnh, di truyền phân tử …để nâng cao chất lượng giống cá tra. Tập trung tổ chức triển khai kiểm tra, đánh giá, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản, kiểm tra duy trì theo quy định của Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn.  

Triển khai kiểm tra, thanh tra xử lý tận gốc các cơ sở vi phạm chất lượng giống cá tra trong sản xuất, ương dưỡng, lưu thông. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đợt cao điểm kiểm tra tại các tỉnh trọng điểm, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất và chất lượng cá tra giống. 

Tổ chức thực hiện thành công Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các vùng sản xuất cá tra giống tập trung tại Đồng Tháp, An Giang. Hoàn thiện hệ thống giống cá tra 3 cấp, từ sản xuất cung ứng giống bố mẹ, sản xuất giống thương phẩm đến ương nuôi thành giống thương phẩm.  


 

Đăng ngày 25/10/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 21:36 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 21:36 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 21:36 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:36 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 21:36 22/12/2024
Some text some message..