Hội chứng Zoea-2 là gì?
Hội chứng này xuất hiện khi ấu trùng tôm đột ngột bỏ ăn, yếu dần, và sẽ chết khi đang chuyển sang giai đoạn Zoea 2. Hội chứng này được công bố sớm nhất vào 1993 tại 3 nước Ecuador, Mexico, Mỹ (Morales và Cuellar-Anjel,2008).
Nghiên cứu tại Ấn Độ
Các nhà khoa học tại Viện Thủy Sản nước lợ đã tiến hành đánh giá và thu mẫu (tôm khỏe và tôm nhiễm hội chứng Zoea 2) tại 15 trại sản xuất giống thương mại dọc bờ biển Đông-Ấn Độ. Tiến hành áp dụng 3 phương pháp : phân lập vi khuẩn, quan sát mô học, chạy RT PCR, nhằm tìm ra tác nhân chính gây ra hội chứng này.
Phân lập vi khuẩn
Phân nửa mẫu tôm sẽ được rửa bằng phosphate buffered saline (PBS) rồi phân lập vi khuẩn trên môi trường TCBS và ZMA. Tiếp theo,sẽ ủ mẫu ở 300C ± 10C. Khi xuất hiện khuẩn lạc sẽ tiến hành kiểm tra một số đặc tính sinh lý, sinh hóa của chúng (Garrity et al.,2006; Noguerola và Blanch,2008).
Quan sát mô học
Ấu trùng tôm sẽ được cố định trong dung dịch Davidson’s AFA trong 48h, rồi sẽ đưa vào quy trình xử lý mẫu gồm 4 bước: khử nước(60 phút), rửa xylene (60 phút), đúc khối paraffin (2h) và cuối cùng là cắt lát mô. Mỗi lát mô có độ mỏng 4-5µm, được nhuộm với heamoytoxyline và eosin, sau đó tiến hành quan sát mẫu mô dưới kính hiển vi.
Giải mã gen bằng RT PCR
Mẫu tôm sẽ được cố định trong 500µl dung dịch lysis buffer và 0.1 mg proteinase K trong 10 phút ở nhiệt độ 950C. Sau đó lý tâm 1200 vòng trong 10 phút tại 40C. Dich trên bề mặt sẽ được thu và cho vào ethanol, giữ -200C trong 1h. Sau đó, tiếp tục ly tâm để thu được chất rắn, rửa bằng cồn 700C, trữ -200C(Rajendran et al.,2016).
Quy trình PCR được thực hiện theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú Y thế giới (2016).
Kết Quả
Tác nhân vi khuẩn
Đã phân lập được 29 vibrio trên tất cả 15 trại giống. Trong đó V.alginolyticus chiếm ưu thế nhất (8 trại), theo sau là V.mimicus( 5 trại), V.vulnificus( 2 trại). Tuy nhiên, tại 6 trại không nhiễm hội chứng Zoea 2, vẫn phân lập được V.alginolyticus và V.mimicus và V.cincinatensis.
Tác nhân virus
Tất cả các mẫu ấu trùng tôm đều âm tính với virus DNA và RNA.
Quan sát mô học
Trên kính hiển vi, ấu trùng tôm khỏe mạnh hoạt động nhanh nhẹn, ruột đầy thức ăn, hô hấp mang đều đặn, có dải phân dài. Trong khi đó, tôm bệnh thì hoạt động yếu, ruột rỗng và không có dải phân.
Gan tụy của tôm bệnh sưng lên, tế bào biểu mô bị bong tróc và rời rạc. Tương tự, tế bào biểu mô ở ruột cũng bị phình to, bong tróc và tan rã.
Kết Luận
Khi Tôm mắc hội chứng Zoea 2 sẽ đột ngột bỏ ăn, hoạt động yếu dần. Cần đặc biệt lưu ý ấu trùng tôm trong giai đoạn cuối Naupili và đầu giai đoạn Zoea 2.
Trong nghiên cứu này, kết quả PCR là âm tính nên vẫn không xác định được tác nhân chính gây nên hội chứng Zoea 2 trên tôm bệnh tại Ấn Độ. Chính vì thế, dịch bệnh này là rất nguy hiểm và cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để giải quyết vấn đề này.
Theo: Sciencedirect