Phát hiện mới: Bột cá được làm từ... khí methane

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford vừa tìm ra quy trình chuyển hóa khí methane (CH4) thành nguyên liệu dùng làm thức ăn thủy sản.

bột cá
Bột cá được sản xuất từ khí methane có thể mang lại rất nhiều lợi ích.

“Các cơ sở công nghiệp ở Mỹ đang phát thải một lượng methane rất lớn mỗi năm mà chúng ta chưa biết thu giữ và tận dụng hiệu quả,” Sahar El Abbadi – giảng viên chương trình Civic, Liberal and Global Education tại Stanford, tác giả chính của nghiên cứu – nhận định. “Chúng tôi muốn đảo ngược điều này nhờ vào tiến bộ công nghệ sinh học, để biến methane thành những sản phẩm giá trị cao,” ông nói.

Mặc dù không dồi dào bằng CO2 trong khí quyển nhưng methane lại có tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 85 lần CO2 trong khoảng 20 năm trở lại đây và gấp 20 lần kể từ khi được phát thải bởi các hoạt động của con người. Kể từ thời Cách mạng Công nghiệp (sau năm 1750), nồng độ methane trong khí quyển Trái Đất đã tăng hơn 150% và chiếm khoảng 20% tổng lượng bức xạ cưỡng bức (stimulated emission) từ tất cả những loại khí nhà kính – tồn tại lâu dài và hỗn hợp trên toàn cầu.

Sự phong phú tương đối cùng một số đặc tính của methane đã khiến nó trở thành một loại nhiên liệu hết sức tiềm năng, bất chấp việc thu giữ và lưu trữ còn gặp nhiều thách thức (do trạng thái khí trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường). Giải pháp mà các tác giả theo đuổi nằm ở một loại vi khuẩn dị dưỡng ăn khí methane mang tên methanotrophs. Họ nuôi chúng trong một thùng vi sinh (bioreactor) làm lạnh chứa đầy nước, cho ăn phân tử methane, oxy và những dưỡng chất khác như nitơ, phốt-pho, vi lượng kim loại,… sau đó sử dụng sinh khối rất giàu protein của chúng để làm thành bột cá.

cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của vi khuẩn dị dưỡng ăn khí methane: methanotrophs. 

Để làm rõ tính kinh tế của phương pháp, nhóm đã xây dựng một mô hình tính toán chi phí sản xuất bột cá với nguồn methane thu giữ từ các nhà máy xử lý nước thải, bãi chôn lấp rác, cơ sở dầu khí, và khí đốt thương mại,… Mô hình cũng đã bao gồm một loạt những biến số khác như giá điện hay tình trạng sẵn có của lao động,…

Kết quả thu được là nguồn methane từ các bãi chôn lấp và cơ sở dầu khí cho giá thành sản xuất bột cá lần lượt là 1.546 USD và 1.531 USD/tấn – thấp hơn một chút so với chi phí sản xuất bột cá trung bình 10 năm qua (1.600 USD). Đối với kịch bản sử dụng methane từ những nhà máy xử lý nước thải, con số này tương đối cao – 1.645 USD /tấn; nhưng đắt nhất là nguồn methane mua từ lưới khí đốt thương mại – 1.783 USD/tấn. Trong mọi kịch bản, điện luôn là khoản chi lớn nhất – chiếm hơn 45% tổng chi phí. Tại các bang có giá điện rẻ như Mississippi và Texas, chi phí sản xuất bột cá có thể được cắt giảm thêm 20%, xuống còn 1.214 USD. Chúng ta hoàn toàn có quyền kỳ vọng cắt giảm chi phí hơn nữa nhờ những thiết kế thùng vi sinh cho khả năng thoát nhiệt tốt (không cần nhiều năng lượng để làm mát); hay đối với chiến lược tận dụng methane từ các nhà máy xử lý nước thải thì bản thân nước thải cũng là một nguồn cung cấp nitơ và phốt pho dồi dào, bên cạnh công dụng làm mát,…

Nghiên cứu trên đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp thức ăn thủy sản, đồng thời đáp ứng được mục tiêu khí hậu toàn cầu. Đồng tác giả Evan David Sherwin, nghiên cứu sinh hậu tiến sỹ ngành kỹ thuật tài nguyên năng lượng tại Stanford kết luận: “Bất chấp những nỗ lực trong mấy thập kỷ qua, ngành công nghiệp năng lượng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác tài nguyên khí thải. Giải pháp của chúng tôi vì thế có thể mang lại lợi ích kép.”

The Fish Site
Đăng ngày 12/01/2022
Phương Hiền
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Kích thích hệ miễn dịch cho tôm nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần nào?

Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của tôm, việc kích thích hệ miễn dịch thông qua việc sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần đặc biệt là rất cần thiết. Các thành phần này không chỉ giúp tôm phát triển khỏe mạnh mà còn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tôm thẻ
• 09:49 26/07/2024

Tiến bộ khoa học đột phá trong nuôi tôm: Quản lý tự động môi trường 3 giai đoạn

Dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ quản lý tự động các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn" đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An thực hiện thành công từ tháng 4/2023 đến tháng 7/2024. Dự án này đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người nuôi tôm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững trên địa bàn tỉnh.

Tôm thẻ
• 09:51 25/07/2024

Xác định nhu cầu tiêu thụ để có hướng nuôi phù hợp

Việc xác định nhu cầu tiêu thụ là một bước quan trọng trong quy trình nuôi tôm. Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động nuôi trồng nào, người nuôi cần phải hiểu rõ thị trường tiêu thụ.

Tôm thẻ
• 08:00 25/07/2024

Bảo quản và quản lý chế độ ăn của tôm ngày mưa

Vào những ngày mưa, người nuôi cần có những biện pháp cụ thể để bảo quản và quản lý chế độ ăn nhằm đảm bảo tôm không bị stress và duy trì năng suất cao. Dưới đây là một số hướng dẫn quan trọng về cách bảo quản và quản lý chế độ ăn cho tôm vào những ngày mưa.

Nhá ăn
• 09:55 24/07/2024

Giải oan cho loài cá xấu xí nhất thế giới

Trên thế giới không hiếm sinh vật biển nổi tiếng nhờ ngoại hình xinh đẹp; thế nhưng đối với trường hợp của loài cá Blobfish thì cá biệt hơn bởi chúng gây chú ý với nhiều người nhờ vào vẻ ngoài “có một không hai” của mình.

Cá giọt nước
• 13:44 27/07/2024

Thủy sản nuôi trồng tăng 4,1% và khai thác tăng 1%

Báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác chưa giảm được theo kế hoạch tuy nhiên tỷ lệ tăng đã thấp hơn nuôi trồng; cụ thể sản lượng nuôi trồng tăng 4,1% còn khai thác chỉ tăng 1%.

Tàu cá
• 13:44 27/07/2024

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023

Theo Trung tâm chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), sản lượng thủy sản tháng 6/2024 ước đạt 869,5 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 1.727,1 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng tôm đạt 366,6 nghìn tấn, tăng 4,1%.

Cá biển
• 13:44 27/07/2024

Kích thích hệ miễn dịch cho tôm nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần nào?

Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của tôm, việc kích thích hệ miễn dịch thông qua việc sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần đặc biệt là rất cần thiết. Các thành phần này không chỉ giúp tôm phát triển khỏe mạnh mà còn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tôm thẻ
• 13:44 27/07/2024

Quản lý tốt chất thải trong ao nuôi tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, quản lý chất thải là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công và bền vững của mô hình nuôi. Đặc biệt, với ao nuôi tôm, chất thải từ thức ăn dư thừa, phân tôm và các chất hữu cơ khác có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.

Vỏ tôm lột
• 13:44 27/07/2024
Some text some message..