Phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản Bến Tre

Xã Vĩnh An (Ba Tri) có vị trí thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Vì thế, trong thời gian qua, địa phương đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn và đã hình thành mô hình hợp tác xã nuôi tôm thâm canh Vĩnh An.

Phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản Bến Tre
Thành viên Hợp tác xã nuôi tôm thâm canh Vĩnh An thu hoạch tôm. Ảnh: CTV

Khai thác thế mạnh

Vĩnh An là xã có diện tích nuôi tôm biển thâm canh khá lớn so với các xã trên địa bàn huyện. Xã có 97ha mặt nước nuôi tôm biển, phần lớn được chuyển đổi từ diện tích lúa kém hiệu quả. Người dân chủ yếu thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Thấy được hiệu quả kinh tế, nhiều người dân địa phương đã quyết tâm đầu tư, nên diện tích nuôi tôm thâm canh của xã ngày càng mở rộng.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh An Nguyễn Văn Bum cho biết: Người dân ngày một “mặn” hơn với nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hộ dân trong vùng đều nuôi độc lập nên chưa phát huy hết năng suất, sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái (đa số qua cò thu mua), chưa bán trực tiếp vào nhà máy nên lợi nhuận có phần giảm đi. Do vậy, chúng tôi nhận thấy cần phải có sự liên kết, hợp tác sản xuất để mở rộng quy mô phát triển thành hợp tác xã (HTX), mở rộng thị trường và cung cấp các dịch vụ cho thành viên, giúp nghề nuôi tôm biển thâm canh của địa phương phát triển ổn định và bền vững.

Nghĩ là làm. Sau khi xác định tính khả quan và lợi ích từ mô hình HTX mang lại, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác.

Thành lập hợp tác xã

HTX nuôi tôm thâm canh Vĩnh An được thành lập vào tháng 5-2017, có 97 thành viên/950 hộ sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích là 90ha, vốn điều lệ 455 triệu đồng. HTX hoạt động theo đúng Luật HTX năm 2012, có điều lệ, quy chế hoạt động, quy chế tài chính. HTX đã liên kết đầu vào với Công ty TNHH giống thủy sản Dương Hùng và Đại lý thức ăn, thuốc thủy sản Đại An.

Ông Võ Văn Ê - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX nuôi tôm thâm canh Vĩnh An cho biết: Định kỳ 3 tháng, HTX tổ chức họp Hội đồng quản trị 1 lần để báo cáo tình hình hoạt động, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, đóng góp ý kiến cách điều hành HTX và đưa ra phương hướng hoạt động trong những tháng tiếp theo. Ngoài việc củng cố lại thành viên, HTX còn tăng cường tuyên truyền, vận động kết nạp thêm thành viên mới.

Ngay từ khi mới thành lập, HTX hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm của các thành viên, sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường cả về chất lượng lẫn số lượng; đồng thời, cung ứng đầy đủ dịch vụ cho từng thành viên. HTX hoạt động trên cơ sở xây dựng quy trình sản xuất, giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm của các thành viên HTX từ đầu vào đến đầu ra như: giống, quy trình sản xuất, cách sử dụng thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, thu hoạch, đảm bảo sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Phạm Văn Đe, thành viên HTX nuôi tôm thâm canh Vĩnh An (ngụ ấp Vĩnh Đức Tây) cho biết: Qua tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương cũng như Hội Nông dân xã, tôi đã hiểu rõ được lợi ích khi tham gia HTX. Từ khi tham gia (từ năm 2017 đến nay), trong quá trình nuôi tôm, tôi thấy HTX luôn quan tâm đến quyền lợi của các thành viên. Cụ thể, đã hỗ trợ cho tôi kỹ thuật xử lý con tôm khi phát sinh dịch bệnh, tư vấn chọn con giống hiệu quả, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi. Đặc biệt, HTX cũng đã kết nối với các doanh nghiệp để đảm bảo giá tôm đầu ra luôn cao hơn so với giá thị trường tại mọi thời điểm.

“Thành lập và đi vào hoạt động, HTX nuôi tôm thâm canh Vĩnh An đã gặt hái được kết quả ban đầu. Để duy trì hoạt động và ngày một phát triển, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường thì đòi hỏi từng thành viên và đặc biệt là Hội đồng quản trị HTX phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ” - ông Võ Văn Ê nhấn mạnh.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 26/04/2019
Tường Vy
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 01:02 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 01:02 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 01:02 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 01:02 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 01:02 26/04/2024