Phát triển bền vững kinh tế thủy sản

Với bờ biển dài, ngư trường rộng lớn, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều cửa lạch cùng hàng nghìn ha mặt nước nuôi trồng mặn lợ, Nghệ An có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững…

cảnh thu tôm
Thu hoạch tôm ở phường  Quỳnh Xuân, Thị xã Hoàng Mai. (Ảnh: Văn Hải)

Ðược thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài 82 km, có 5 huyện, thị xã ven biển được hình thành bởi nhiều cửa sông lớn đổ ra biển, với 6 cửa lạch, tỉnh ta có ngư trường thuận lợi, giàu nguồn lợi thủy sản và phong phú. Khai thác, đánh bắt hải sản luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của cả tỉnh.

Theo đà phát triển và được sự khuyến khích từ các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, ngư dân trong tỉnh mạnh dạn đầu tư tàu to, máy lớn vươn khơi xa đánh bắt dài ngày để đạt hiệu quả kinh tế cao. Năng lực tàu cá tăng nhanh theo chiều hướng giảm tàu khai thác ven bờ và tăng tàu khai thác xa bờ. Đến nay, tổng số tàu cá khai thác hải sản toàn tỉnh là 3.964 chiếc, trong đó tàu khai thác xa bờ 1.380 chiếc.

Nhiều tàu cá được trang bị các phương tiện hàng hải hiện đại như máy định vị, máy dò cá, máy thông tin liên lạc; công nghệ và phương tiện khai thác ngày càng tiên tiến. Ðể tàu cá, tàu dịch vụ hoạt động an toàn, hiệu quả trên biển, những năm qua, ngành thủy sản tỉnh đã tập trung hướng dẫn, phổ biến cho ngư dân trang bị các thiết bị điện tử hàng hải khá hiện đại. Đặc biệt, hiệu quả hơn cả là ngư dân Nghệ An đã phát huy tốt truyền thống đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trên biển.

Đồng thời chú trọng khai thác lợi thế vùng ven biển, mặt biển, các ao, hồ để mở rộng diện tích nuôi thủy sản và đưa thêm nhiều đối tượng nuôi mới vào thực tế sản xuất. Nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGap, tôm thẻ chân trắng thâm canh, nuôi tôm sú, cua xanh bán thâm canh, nuôi cá rô phi, cá lóc,… đang được triển khai có hiệu quả ở các địa phương ven biển và vùng miền núi, trung du. Năm 2015, ngành thủy sản trong tỉnh cũng đã sản xuất và di ương hơn hàng tỷ con giống thủy sản.

Một mối quan hệ “kéo theo” khác trong ngành thủy sản là khi sản lượng sản xuất đạt khá, thì công nghiệp chế biến cũng phát triển tương ứng, mang lại giá trị tăng thêm khá lớn. Cũng như nhiều vùng biển khác, chế biến thủy sản ở Nghệ An đã được quan tâm phát triển khá sớm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Các nhà máy chế biến xuất khẩu đã được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp với thiết bị ngày càng hiện đại, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ tích cực nhiệm vụ xuất khẩu trên địa bàn.

Hiện tại, toàn tỉnh có 14 khu chế biến thủy sản tập trung, hàng năm cung cấp cho thị trường gần 25 triệu lít nước mắm các loại, trên 15.000 tấn bột cá, 5.000 tấn mắm các loại. Các cơ sở chế biến xuất khẩu  đã được đầu tư về quy mô, thiết bị, công nghệ sản xuất. Theo đó, sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu năm 2015 đạt 35.000 tấn; giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu thủy sản năm 2015 đạt 25 triệu USD. Đi đôi với phát triển sản xuất, hạ tầng nghề cá được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng. Đến nay, các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão: lạch Lò, lạch Cờn, lạch Vạn, Cửa Hội đã được tỉnh nâng cấp, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm thời gian lên, xuống hàng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua, ngành thủy sản Nghệ An cũng còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế: Giá trị ngành thủy sản trong cơ cấu GDP toàn tỉnh chưa cao; nhiều tàu cá còn lạc hậu; năng suất, sản lượng, hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản còn thấp so với tiềm năng, năng lực sản xuất giống thủy sản còn bất cập; nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu còn thiếu; vùng nguyên liệu tập trung chưa được tập trung xây dựng.

mua ca com
Ngư dân phường Nghi Hải ( Cửa Hội ) TX Cửa Lò đước mùa cá cơm. (Ảnh Xuân Nhường)

Để khai thác, phát triển nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững cần tăng cường quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái; tập trung huy động, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đến Nghệ An đầu tư sản xuất và di ương giống thủy sản để chủ động được giống các đối tượng chủ lực theo đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, khuyến khích nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGap; đóng tàu khai thác xa bờ theo Nghị định 67 của Chính phủ, từng bước hiện đại hóa nghề cá.

Cùng đó, tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản; gắn phát triển thủy sản với củng cố quan hệ sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững an ninh chính trị và bảo đảm  vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.

Hiện tại, toàn tỉnh có 22.500 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó 20.000 ha nuôi cá nước ngọt, 2.500 ha nuôi mặn lợ (trong đó có 1.750 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh). Tổng sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 145.000 tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành thủy sản giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân 10 – 11%/năm.

Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 là phát triển thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, ổn định để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân. Phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đến năm 2020 đạt 150.000 tấn; trong đó, sản lượng khai thác thủy sản 100.000 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 50.000 tấn; phấn đấu đến năm 2020 sản xuất 100% giống thủy sản có chất lượng và 100% giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng sạch bệnh.

Báo Nghệ An, 02/04/2016
Đăng ngày 03/04/2016
Trần Hữu Tiến (Phó Giám đốc Sở NN&PTNT)
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 09:06 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 09:06 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 09:06 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:06 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:06 27/12/2024
Some text some message..