Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng- Bài 2: nâng cao vai trò quản lý nhà nước

Nuôi cá lồng, bè của các tỉnh phía bắc góp phần cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống cho nông dân, giải quyết công ăn việc làm, giảm áp lực khai thác nguồn cá tự nhiên... Tuy nhiên, đến nay còn nhiều hạn chế do hầu hết mang tính tự phát, thiếu kỹ thuật, chưa chủ động được nguồn giống, phòng trị bệnh... do đó, cần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Nuôi cá lồng trên sông
Nuôi cá lồng trên sông Đà, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).

Nuôi cá lồng vẫn tự phát

Theo các cơ quan chức năng, mặc dù tiềm năng để nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa ở phía bắc rất lớn nhưng hiện vẫn chưa khai thác được hết lợi thế. Ở nhiều địa phương, việc người dân nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa vẫn theo hình thức “lời ăn, lỗ chịu”. Nguyên nhân là do nông dân chưa có đầu tư phù hợp và quy hoạch cụ thể, cũng như Nhà nước chưa có cơ chế khuyến khích nghề nuôi cá lồng, dẫn đến việc phát triển tự phát. Sản lượng cá truyền thống còn chiếm tỷ trọng cao, cá nuôi thương phẩm chủ yếu vẫn tiêu thụ nội địa, tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc vào tư thương, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định và tiếp tục có nhiều biến động, về thức ăn và giá cá thương phẩm. Diện tích nuôi trồng thủy sản phần lớn chưa có quy hoạch, cơ sở hạ tầng khu nuôi thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho việc quản lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh; nhiều khu còn thiếu nguồn nước sạch cấp cho ao nuôi thủy sản. Cùng với đó, việc đưa vào những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao cũng gặp khó khăn do người nuôi chưa chủ động được công nghệ sản xuất giống.

Hơn nữa, các hình thức nuôi cá nước ngọt đang diễn ra trên các hồ chứa, hầu hết được áp dụng phổ biến là thả nuôi tự nhiên, thả nuôi quảng canh cải tiến và nuôi thâm canh. Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, dồi dào ở các công trình thủy lợi, nhiều hộ dân đã đầu tư nuôi và quản lý khai thác cá hiệu quả, đem lại thu nhập cao. Hằng năm thu hoạch hàng trăm tấn cá thịt, cung cấp thực phẩm tại chỗ cho nhân dân, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi. Tuy nhiên, việc nuôi cá nước ngọt trên các hồ chứa thủy lợi vẫn còn nhỏ lẻ và thiếu tập trung, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác quản lý và thu hoạch sản phẩm còn nhiều lỏng lẻo, làm thất thoát sản lượng khi thu hoạch. Ngoài ra, quy trình kỹ thuật thả nuôi, chăm sóc, đánh bắt chưa được phổ biến rộng rãi hoặc áp dụng cụ thể đối với từng hồ chứa cho nên không tạo được động lực để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư... Mực nước trên các hồ chứa không ổn định do tác động mạnh của thời tiết, dẫn đến sản lượng khai thác biến động. Do kinh tế còn khó khăn cho nên người dân thiếu vốn cho đầu tư sản xuất; chất lượng con giống, cũng như chất lượng cá nuôi lồng bè không kiểm soát được, khiến hiệu quả khai thác hồ chứa chưa cao; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước hồ để sản xuất còn chậm, khả năng chủ động đầu tư chưa cao; khả năng tiếp nhận kỹ thuật và tiếp cận thông tin khuyến ngư của người dân ven hồ còn nhiều hạn chế.

Ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương mặc dù việc nuôi cá lồng trên sông đã và đang ngày càng phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, tuy nhiên, việc nuôi cá lồng trên sông gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư lớn. Theo thống kê, để xây dựng được một lồng nuôi cá, tiền mua giống, thức ăn cũng mất hàng trăm triệu đồng. Nếu cá sinh trưởng, phát triển tốt, không bị bệnh, cộng với giá bán cao thì lãi nhiều; nhưng nếu giá bán thấp, người nông dân sẽ không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp. Hơn nữa, người nông dân chủ yếu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cho nên khi xảy ra dịch bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến người nuôi trồng. Bên cạnh đó, toàn bộ cụm lồng được nuôi tại địa bàn thường kết thành một khối, việc điều chỉnh chỉ đạt kết quả tốt khi ở mực nước lũ, ở cấp báo động 2 hoặc 3. Nhưng khi có bão, lũ lớn sẽ gặp nhiều khó khăn, không bảo đảm độ an toàn cho lồng nuôi, dễ làm thất thoát cá ra sông hoặc trôi lồng. Thực tế, tại huyện Nam Sách đã có một số trường hợp, điển hình như ngày 3-8-2015 có đợt lũ trên sông Kinh Thầy, cộng thêm lốc xoáy cục bộ tại khu vực nuôi cá lồng, 109 lồng của gia đình ông Nguyễn Trung Tựu và ông Nguyễn Huy Toản, thôn Quảng Tân, xã Nam Tân đã bị cuốn trôi, làm thất thoát 332 tấn cá, thiệt hại khoảng 29,9 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, đến năm 2020, tỉnh Phú Thọ sẽ nâng tổng số lồng nuôi cá toàn tỉnh đạt 1.970 lồng với năng suất trung bình đạt 60 kg cá/m3/năm; tổng sản lượng đạt hơn 10 nghìn tấn; 100% số cơ sở nuôi cá lồng được chứng nhận điều kiện sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng được hai thương hiệu chất lượng, uy tín là “cá sông Đà” và “cá sông Lô”. Tuy nhiên, việc nuôi cá lồng trên sông tại Phú Thọ cũng đang gặp nhiều khó khăn để thực hiện kế hoạch này. Nguyên nhân là hiện nay một số địa phương trong tỉnh vẫn tồn tại việc phát triển nuôi cá lồng một cách tự phát. Sản lượng cá sản xuất ra không đồng đều, chưa có sự phân bổ hợp lý về thời gian, chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, vì thế người nuôi bị chèn ép giá. Trong khi đó, sản phẩm cá thương phẩm tuy đạt chất lượng cao nhưng chưa có chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng cho nên rất khó tiếp cận các thị trường khó tính. Nhiều hợp tác xã khi thành lập vẫn chưa phát huy được khả năng, lợi thế cũng như thực hiện tốt trách nhiệm của mình.

Cần sự liên kết chặt chẽ

Hiện nay, nước ta đã và đang quan tâm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản nói chung và nghề nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa nói riêng, nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo; tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Những chính sách mới ra đời sẽ tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân đều được hưởng lợi khi tham gia đầu tư để phát triển thủy sản hồ chứa. Tuy nhiên, để nghề nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa đạt hiệu quả cao, các cơ quan chức năng cần tăng cường năng lực hành chính của ngành từ tỉnh xuống đến thị xã, huyện và phường, xã, thôn, bản. Củng cố hệ thống quản lý nhằm phân cấp và nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp theo dõi hoạt động thủy sản xuống đến phường, xã, thôn bản có hoạt động thủy sản hồ chứa với nhiệm vụ theo dõi, thống kê tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh thủy sản ở địa phương, hướng dẫn người lao động nghề cá thực hiện các chế độ chính sách của ngành, tỉnh, giúp đỡ người tham gia hoạt động nghề cá về kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thủy sản hồ chứa, nhất là vùng sâu, vùng xa. Thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản hồ chứa nhằm khai thác tiềm năng mặt nước, đưa vào nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, không gây ô nhiễm môi trường; khuyến cáo người chăn nuôi dùng thức ăn công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; nghiên cứu tiếp nhận các quy trình nuôi, quy trình sản xuất các loại cá giống có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh công tác chuyển giao các quy trình nuôi, quy trình sản xuất giống cá có giá trị kinh tế cao trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa sản phẩm bằng cách nuôi thêm các đối tượng có giá trị kinh tế cao, có thể làm tăng khả năng mở rộng thị trường; tăng cường mối liên kết giữa người nuôi với người chế biến - tiêu thụ thông qua các hợp đồng kinh tế; xây dựng mới và không ngừng nâng cấp hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nâng cấp các chợ địa phương ở thôn, bản. Tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho một số sản phẩm thủy sản hồ chứa, như các loài cá có giá trị kinh tế cao (cá tầm, cá hồi, bống tượng) và các loài cá có sản lượng lớn, mang tính hàng hóa (rô phi, điêu hồng, các loài cá trắng,…).

Các địa phương cũng cần thành lập hợp tác xã chăn nuôi thủy sản để giúp các hộ dân nuôi cá lồng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm, tính toán chọn lựa loại cá phù hợp với điều kiện chăm sóc, điều kiện môi trường sống. Cùng với đó, công tác phòng trừ dịch bệnh cho cá cũng cần được triển khai đồng loạt, quy mô, mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn; việc đánh giá nhu cầu của thị trường cũng sát thực tế hơn, bảo đảm đầu ra ổn định để người dân yên tâm phát triển, mở rộng quy mô nuôi cá lồng. Thực tế cho thấy, lợi ích lớn nhất của việc thành lập các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản là tạo ra sự liên kết giữa các hộ dân với nhau. Thay vì chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, việc liên kết thành chuỗi có thể tạo ra một đầu mối chung, mà qua đó, các hợp tác xã, tổ hợp tác nâng cao được tiềm lực kinh tế, dễ dàng hơn trong triển khai chính sách hỗ trợ, tìm kiếm đầu vào và đầu ra.

Theo Quyết định 31/VBHN-BNNPTNT ngày 9-10-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh: Các lồng, bè nuôi bị thiệt hại từ 30 đến 70%, hỗ trợ từ ba triệu đến bảy triệu đồng/100 m3 lồng; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ bảy triệu đến mười triệu đồng/100 m3 lồng. Căn cứ phương thức, đối tượng nuôi, mật độ thả theo định mức nuôi và thiệt hại thực tế về giống, các địa phương hỗ trợ cụ thể cho các hộ bị thiệt hại theo quy định.

Báo Nhân Dân, 12/01/2016
Đăng ngày 13/01/2016
Bài và ảnh: HÙNG THÀNH NGỌC, LONG HẢO VINH
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 22:14 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 22:14 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 22:14 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 22:14 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 22:14 28/11/2024
Some text some message..