Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng, bè

Tỉnh ta có tiềm năng lớn để phát triển ngành thủy sản, trong đó, nuôi cá lồng, bè trên hệ thống sông, suối, hồ chứa được xác định là một trong những lợi thế mũi nhọn cần khai thác tốt. Theo Sở NN&PTNT, diện tích mặt nước có khả năng nuôi thuỷ sản ở các địa phương trong tỉnh tương đối lớn và đa dạng, đặc biệt, các xã vùng hồ thủy điện sông Đà có nhiều thuận lợi để phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng, bè mang lại hiệu quả kinh tế cao.

nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm trên lòng hồ sông Đà địa bàn xã Hiền Lương (Đà Bắc) được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế và mức độ phù hợp với điều kiện đầu tư

Được biết, nuôi cá lồng, bè trên sông nước chảy liên tục có ưu điểm là nuôi được mật độ dày, cá nuôi ít bị bệnh, năng suất cao, thuận tiện trong chăm sóc, thu hoạch, vốn đầu tư không lớn nên người dân sống ven sông, suối, hồ đã học tập và phong trào nuôi cá lồng, bè phát triển lan rộng ra nhiều nơi. Tại các tỉnh miền Bắc, nghề nuôi thủy sản nước ngọt đang từng bước trở thành một trong những nghề SX chính, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, 25 tỉnh miền Bắc nước ta (trong đó, tỉnh ta nằm ở phía tây Bắc Bộ) có tiềm năng diện tích có thể phát triển nuôi thuỷ sản lồng, bè rất lớn với trên 200.000 ha diện tích mặt nước có thể nuôi cá lồng. Các tỉnh có sản lượng nuôi cá lồng, bè lớn như: Hải Dương 500 tấn/năm, Hòa Bình 200 tấn/năm, Yên Bái 200 tấn/năm, Phú Thọ 81,7 tấn/năm, Sơn La 80 tấn/năm... Tuy nhiên, hiện nay, các tỉnh mới chỉ khai thác được một phần hạn chế so với tiềm năng, tổng thể tích lồng nuôi ước khoảng 300.530 m3, số lượng gần 5.000 lồng, năng suất đạt hơn 2.000 tấn/năm. Nhìn chung, nghề nuôi còn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ lẻ, thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng diện tích mặt nước sông, suối và hồ chứa của các địa phương. 

Nằm trong khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh ta được đánh giá có tiềm năng lớn để phát triển ngành thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cá lồng, bè nói riêng. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông, suối tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều. Toàn tỉnh có 5 con sông chảy qua với tổng chiều dài khoảng 393 km. Trong đó, sông Đà có chiều dài lớn nhất khoảng 151 km, hồ chứa thủy điện sông Đà với diện tích hơn 16.700 ha (trên địa bàn hai tỉnh Sơn La và Hoà Bình) có đặc điểm lưu vực hồ rộng lớn, môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loại cá kinh tế và cá bản địa. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 500 công trình hồ chứa thủy lợi, vốn là diện tích mặt nước thuận lợi nuôi cá hồ chứa mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.

Chủ động khai thác tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, ngành thủy sản của tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh cùng với đó là sự gia tăng về nhu cầu con giống, mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong sự phát triển chung, nghề nuôi cá lồng, bè trên sông nước đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Đây là nghề truyền thống, tập trung chủ yếu trên hồ thủy điện Hòa Bình, nuôi chủ yếu theo hình thức thâm canh và bán thâm canh với các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá trắm cỏ, trê lai, chim trắng, rô phi đơn tính và gần đây có sự xuất hiện của một số loài cá đặc sản mới như: trắm đen, bỗng, ngạnh, chiên, tầm, lăng chấm... Các địa bàn có số hộ nuôi cá lồng, bè nhiều nhất là Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu và TPHB. Hiện, trên khu vực lòng hồ sông Đà có khoảng 1.250 lồng cá nuôi, các loại cá chủ yếu được nuôi lồng là trắm cỏ, trắm đen, rô phi, trê lai, nheo, ngạnh, lăng, chiên, bỗng, tầm... Sản lượng cá lồng  từ 400 tấn (năm 2010) tăng lên khoảng 800 tấn (năm 2013). Giá trị kinh tế thu lợi được từ mỗi lồng nuôi cá (thể tích trung bình 30m3) đạt khoảng 40 triệu đồng/lồng/năm, cao hơn nhiều  so với giá trị SX của một số ngành nghề nông nghiệp truyền thống. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, đây là sự phát triển tích cực, giúp ngành thủy sản từng bước hướng tới SXHH có giá trị cao và bền vững.

Báo Hòa Bình, 13/11/2013
Đăng ngày 14/11/2013
Thu Trang
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 04:13 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 04:13 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 04:13 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 04:13 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 04:13 15/11/2024
Some text some message..