Phát triển cá nước lạnh

Ngày 27/7/2012, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị phát triển nuôi cá nước lạnh do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám chủ trì.

Cho cá hồi ăn
Một mô hình nuôi cá hồi ở Sa Pa

Chưa làm chủ được công nghệ

Các loài cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm... đã được các nước Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Ba Lan, Ý, Đức, Mỹ… nuôi từ rất lâu và cho nhiều kết quả khả quan. Ở VN, thông qua đầu tư của Nhà nước, nỗ lực của các tổ chức KH-CN, các tổ chức, cá nhân, đến nay nhóm cá tầm, cá hồi đã du nhập vào nước ta và trở thành đối tượng nuôi mới ở nhiều vùng, góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận cư dân miền núi.

Tuy nhiên, phát triển SX cá tầm, cá hồi tại VN vẫn mang tính tự phát, chưa có luận cứ làm cơ sở cho việc phát triển hai nhóm đối tượng này một cách bền vững tại các vùng có tiềm năng.

Theo báo cáo trình bày tại hội nghị, từ năm 2005, Viện Nghiên cứu NTTS 1 (Viện 1) đã khởi động dự án nhập công nghệ SX giống, đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh tại Thác Bạc (Sa Pa, Lào Cai), sau đó chuyển vào nuôi thử nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng vào năm 2007. Đến nay, phong trào nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh trên 21 tỉnh, điển hình là Lào Cai, Lâm Đồng, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La.

Hàng loạt trại nuôi đã xuất hiện với số lượng và quy mô ngày càng tăng ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc. Tại hồ Thác Bà, Yên Bái, cá tầm được nuôi trong lồng 1 năm đạt cỡ 3-4 kg. Tuy nhiên, có thời kỳ trong năm nhiệt độ nước cao, có thể làm cá chết. Đến nay, đã phát triển nuôi quy mô lớn theo hình thức nuôi lồng trên hồ chứa nhưng chưa có quy hoạch cụ thể, chưa có quy trình nuôi chuẩn, phong trào muôi vẫn mang tính tự phát

Đối với lĩnh vực nghiên cứu và du nhập nuôi các loài cá nước lạnh, từ năm 2002 Nhà nước đã sớm quan tâm, đầu tư nghiên cứu, nhập công nghệ phục vụ phát triển nuôi cá tầm, đã có hàng loạt dự án nhập công nghệ, đề tài nghiên cứu về SX giống và nuôi thương phẩm cá tầm được phê duyệt.

Đến nay đã xây dựng đàn cá phục vụ nghiên cứu sinh sản nhân tạo, nuôi lấy trứng và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đã bước đầu làm chủ công nghệ ương cá giống, nuôi thương phẩm cá tầm. Tuy nhiên kết quả chưa ổn định, chưa làm chủ công nghệ sinh sản nhân tạo, SX trứng.

Thông qua đầu tư của Nhà nước, tư nhân và với sự hỗ trợ của các tổ chức, chuyên gia quốc tế, đến nay VN đã nhập cá tầm Xiberi, cá tầm Trung Hoa, cá tầm Nga (A.gueldenstaedtii), cá tầm Đức (Huso huso), cá tầm lai (lai giữa 2 loài A.ruthenus và Huso huso). Năm 2008, các nhà khoa học Nga đã tiến hành nghiên cứu sinh sản và nuôi cá hồi ở khu vực Tây Nguyên. Các dữ liệu khoa học cho thấy, sử dụng thức ăn tự chế không tạo ra sản phẩm cá có chất lượng tốt do chưa phù hợp với chuyển hóa thức ăn đối với cá hồi.

VN vẫn chưa chủ động việc SX giống cá tầm. Đề tài nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo được tiến hành tại Viện 1 nhập công nghệ SX giống cá tầm Trung Hoa đã thu được một số kết quả, bắt đầu cho sinh sản 1 đợt tại Sa Pa, tuy nhiên quy trình công nghệ không được tiếp tục thực hiện.

Bên cạnh đó, Cty Cá tầm Phương Bắc cũng đã có những kết quả sinh sản nhân tạo ban đầu, song chỉ là thử nghiệm, chưa có số liệu công bố chính thức. Tổng số giống cá hồi, cá tầm SX năm 2011 (theo thống kê chưa đầy đủ) khoảng 800.000 con giống, trong đó giống cá hồi 250.000 con, cá tầm 550.000 con.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, lưu giữ và SX giống nhân tạo, hiện nay, Viện 1 đang lưu giữ khoảng 60 cặp cá tầm Siberi bố mẹ (khối lượng trung bình 15 kg/con), 20 con cá tầm Trung Hoa bố mẹ (khoảng 12 kg/con), lưu giữ 500 cá hồi vân bố mẹ (cỡ khoảng 2,5 kg/con), 2.000 cá hồi hậu bị để tạo nguồn cho nghiên cứu SX giống.

Cần quy hoạch cụ thể

Về môi trường và dịch bệnh đối với cá nước lạnh, trong thời gian vừa qua đã xuất hiện một số bệnh thường gặp như lở loét, nấm, thối mang. Việc phát triển nuôi cá nước lạnh cũng làm ảnh hưởng tới tài nguyên nước do sử dụng nguồn nước trong sạch từ sông, suối và còn gặp rủi ro do mưa bão lũ lụt, thiếu nước vào mùa khô, nhiệt độ nước thay đổi bất thường do bức xạ nhiệt vào mùa hè.
 

Trên thị trường, mặt hàng cá hồi, cá tầm dần trở thành sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng trong nước. Cá tươi sống cỡ 2-4 kg/con xuất hiện phổ biến tại những siêu thị, chợ thủy sản. Một số cơ sở đang hướng tới SX trứng để làm trứng muối, tuy nhiên chưa đạt chất lượng theo yêu cầu thị trường.

Để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh hiệu quả, ổn định, theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, trong giai đoạn tới cần giải quyết một số vấn đề sau:

-Cần có quy hoạch cụ thể từng địa phương, quy hoạch tổng thể về nuôi, SX giống cá tầm, cá hồi. Sớm đưa ra tiêu chí, văn bản quản lý về điều kiện đối với cơ sở nuôi, SX giống, xây dựng VietGAP cho đối tượng cá hồi, cá tầm, từ đó có chủ trương chính sách cụ thể để áp dụng, tăng cường công tác quản lý phát triển cá nước lạnh theo quy hoạch.

-Cần tổ chức SX quy mô công nghiệp, liên kết "4 nhà", để các nhà có quyền lợi tương đối đồng đều; không để độc quyền, tự ý tăng giá các yếu tố đầu vào, công tác quản lý theo chuỗi từ con giống, thức ăn, người nuôi.

-Tổ chức SX theo hướng đầu tư công nghệ cao trong việc nuôi cá hồi, cá tầm, không để nuôi tự phát, không theo quy hoạch, cần có công tác báo cáo, dự báo sản lượng diện tích nhằm quản lý tốt đối tượng nuôi.

-Tổng kết lại các đề tài, dự án đã nghiên cứu về cá hồi, cá tầm để trình hội đồng của Bộ để đưa vào danh mục giống được phép SXKD. Tập trung đầu tư nghiên cứu các công nghệ về SX giống, công nghệ nuôi thương phẩm.

-Nghiên cứu để có các giải pháp phòng chữa bệnh cho cá tầm, cá hồi trong thời gian sớm nhất. Nghiên cứu, tạo được nguồn thức ăn tại chỗ để giảm bớt chi phí vận chuyển. Hoàn thiện công thức thức ăn, sớm đưa thức ăn cá hồi, cá tầm vào danh mục được phép lưu hành tại VN.

-Có cơ chế về đất đai cho việc nuôi cá nước lạnh, khuyến khích phát triển nuôi cá hồi, cá tầm với những ưu đãi thích hợp. Dành ưu tiên cho phát triển hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TBKT vào SX cá tầm, cá hồi trên địa bàn miền núi, cao nguyên.

-Sớm xây dựng thương hiệu cá hồi, cá tầm VN, thành lập được Hiệp hội nuôi cá nước lạnh VN để bảo vệ lợi ích người nuôi. Xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá cá tầm là sản phẩm đặc hữu, hình thành những kênh chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kể cả XK. Xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thương mại sản phẩm cá tầm, cá hồi ra thị trường khu vực và thế giới.

nongnghiep.vn
Đăng ngày 01/08/2012
pv
Nuôi trồng

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:11 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 21:04 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 21:04 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 21:04 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 21:04 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 21:04 15/01/2025
Some text some message..