Phát triển kinh tế biển nhìn từ biển Đông

Biển Đông chính là cơ hội nhưng cũng là thách thức trong việc phát triển kinh tế biển của Việt Nam

kinh tế biển
Ảnh minh họa: Internet

Ngày 11-7, tại TP Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Diễn đàn toàn cầu Boston (Mỹ) tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Cơ hội, thách thức và các giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển”.

Theo TS Trương Minh Huy Vũ - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế, Trường ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân văn TP HCM, biển Đông chính là thách thức lớn nhất hiện nay trong phát triển kinh tế biển bởi đang có sự chuyển dịch không gian hàng hải và vùng kiểm soát quân sự giữa các nước.

Theo TS Vũ, Trung Quốc đang xây dựng không gian hàng hải giới hạn về thực địa như: tuyên bố đường lưỡi bò, bắt giữ tàu cá của Việt Nam, đưa giàn khoan vào lãnh hải nước ta... Nước này còn thể hiện quan điểm nước đôi về tự do hàng hải. Do đó, ông Vũ đề xuất xây dựng 2 công cụ là “Chỉ số đe dọa tại biển Đông” và “Bộ quan sát biển Đông” để phân tích mức độ an ninh hàng hải và ổn định tại khu vực biển Đông.

Nhiều đại biểu khác khẳng định hiệu quả khai thác biển của Việt Nam còn thấp, chỉ bằng 1/7 Hàn Quốc, 1/20 Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản. TS Trần Anh Tuấn, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch  và Đầu tư, phân tích: “Nền kinh tế biển nước ta chiếm 20%-22% GDP cả nước; trong đó dầu khí, du lịch, hàng hải, thủy sản chiếm đến 98%. Nhiều ngành khác như đóng, sửa chữa tàu biển, chế biến thủy sản, thông tin liên lạc, dược phẩm... chưa được phát huy. Bên cạnh đó, còn tình trạng nước thải sinh hoạt, công nghiệp đổ ra sông, biển; nuôi trồng thủy sản thải ra lượng lớn chất ô nhiễm; phá rừng ngập mặn, hủy hoại hệ sinh thái ven biển...”

Giáo sư John Quelch (ĐH Harvard, Mỹ) cho rằng cần vượt tầm “đào ao thả cá” mà phải tăng cường phát triển hàng hải, xây dựng trung tâm nghiên cứu dược học biển... Trong đó, nhân lực trẻ là điều then chốt.

Hiện tỉnh Khánh Hòa dự định xây dựng làng Hòa bình và Sáng tạo hợp tác cùng Diễn đàn toàn cầu Boston để thu hút nguồn lực trí tuệ về biển. Làng này sẽ được xây dựng ở núi Cù Hin, nhìn ra vịnh Nha Trang (huyện Cam Lâm), với diện tích trên 2.100 ha. GS Thomas Patterson (ĐH Harvard) cho rằng cần tạo ra dấu ấn văn hóa chứ không phải kinh doanh đơn thuần, biến làng Hòa bình và Sáng tạo thành nơi tổ chức các hội thảo khoa học, thu hút các nhà khoa học đến Khánh Hòa nghiên cứu.

Người Lao Động, 11/07/2015
Đăng ngày 13/07/2015
Kỳ Nam
Kinh tế

Tôm Việt Nam khẳng định chất lượng trên thị trường EU và tiềm năng phát triển

Tôm Việt Nam đang từng bước khẳng định chất lượng và vị thế vững chắc của mình trên thị trường châu Âu (EU), một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Với yêu cầu cao về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc, thị trường EU đã tạo ra không ít thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội lớn để tôm Việt Nam tỏa sáng và chinh phục thị trường quốc tế.

Nhẫn tôm
• 09:55 28/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 10:47 25/10/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng: Dấu hiệu tích cực cho thị trường khôi phục

Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau hai năm đầy thách thức. Cả về giá trị và khối lượng xuất khẩu đều cho thấy sự tăng trưởng đáng kể, thể hiện nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp và chính phủ nhằm khôi phục ngành công nghiệp quan trọng này sau giai đoạn suy thoái do đại dịch và biến động thị trường quốc tế.

Thu hoạch tôm
• 10:30 22/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:34 18/10/2024

Những điều bạn cần biết khi ủ cám gạo cho tôm ăn

Cám gạo là dạng thức ăn tinh bột cao rất tốt cho tôm, cá. Vậy cần biết cách ủ cám gạo cho tôm ăn để cung cấp cho tôm đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho tôm phát triển nhanh nhất.

Cám gạo
• 10:24 28/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:24 28/10/2024

Tôm Việt Nam khẳng định chất lượng trên thị trường EU và tiềm năng phát triển

Tôm Việt Nam đang từng bước khẳng định chất lượng và vị thế vững chắc của mình trên thị trường châu Âu (EU), một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Với yêu cầu cao về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc, thị trường EU đã tạo ra không ít thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội lớn để tôm Việt Nam tỏa sáng và chinh phục thị trường quốc tế.

Nhẫn tôm
• 10:24 28/10/2024

Một loài cá sở hữu “chiếc nanh” độc lạ

Dường như những sinh vật biển bao giờ cũng có sức hấp dẫn vô cùng tận với con người, bởi tạo hóa đã ban cho chúng nhiều đặc điểm hình thể mà những sinh vật trên cạn phải đặt dấu chấm hỏi vì sự khác thường và kỳ lạ của chúng.

Cá nanh heo
• 10:24 28/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 10:24 28/10/2024
Some text some message..