Phát triển loại thức ăn mới từ đậu tương cho cá ngừ vây xanh

Một loại thức ăn mới được làm từ đậu tương được sản xuất cho cá ngừ vây xanh đã được thử nghiệm thành công trong một dự án do Hiệp hội đậu tương Illinois và Ichthus Unlimited đứng đầu.

Phát triển loại thức ăn mới từ đậu tương cho cá ngừ vây xanh
Phát triển loại thức ăn mới từ đậu tương cho cá ngừ vây xanh

Ông Alejandro Buentello thuộc Ichthus Unlimited đã trình bày các kết quả thử nghiệm tại Hội nghị Nuôi trồng thủy sản ở Ensenada, Mexico vào tháng trước.

Buentello cho biết: “Các kết quả nghiên cứu thành công sẽ giúp đảm bảo sự bền vững của ngành nuôi cá ngừ và có thể trở thành nền tảng giúp phát triển các loại thức ăn sản xuất thương mại cho cá ngừ. Việc nuôi cá ngừ theo chu trình khép kín, từ cá giống đến thu hoạch, kết hợp với các thức ăn bền vững, là cơ hội tốt nhất giúp chúng ta ngăn chặn sự suy giảm nguồn cung cá ngừ hoang dã trong khi đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới về loài cá này”.

Nghiên cứu đã thử nghiệm một số thức ăn có nguồn gốc từ đậu tương với ấu trùng cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương ở Tây Ban Nha và cá ngừ vây vàng con ở các trang trại nuôi trên đất liền ở Panama. Sau đợt thử nghiệm ban đầu, một công thức thức ăn nuôi trồng thủy sản mới đã được phát triển thành công trong giai đoạn thứ hai của thử nghiệm với cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương nuôi ở các bãi nuôi ngoài khơi bờ biển tây bắc Mexico. Loại thức ăn mới này có lượng bột cá và dầu cá thấp hơn 10 lần so với thức ăn thông thường dùng cho cá ngừ vây xanh và giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của cá ngừ xuống còn 4:1.

Mark Albertson thuộc Hiệp hội đậu tương Illinois cho biết loại thức ăn mới là một bước đột phá về công nghệ giúp tăng tính bền vững của ngành nuôi cá ngừ, ngành thường đòi hỏi một số lượng lớn các loại cá mồi như cá mòi hoặc cá cơm được sử dụng trong các loại thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Albertson cho biết: “Bước đột phá này là một bước tiến quan trọng đối với việc nuôi cá ngừ theo chu trình khép kín, làm giảm áp lực đối với quần thể cá ngừ hoang dã đang bị đe doạ. Chúng tôi nhận thấy nghiên cứu này tiếp tục vừa giúp người nuôi cá ngừ không bị phụ thuộc vào nguồn cá mồi đánh bắt tự nhiên, vừa mở ra cánh cửa cho nuôi cá ngừ bền vững”.

Một khía cạnh mới khác của loại thức ăn này là thức ăn nổi, điều này cho phép người nuôi theo dõi thức ăn tốt hơn và lấy ra nếu cá không ăn. Hơn nữa, thức ăn có lượng dinh dưỡng cao, đòi hỏi lượng thức ăn ít hơn, và được cho là có hiệu quả kinh tế gần như gấp đôi so với các loại cá mồi.

Albertson cho biết: “Loại thức ăn mới cũng tốt hơn đáng kể cho môi trường, do thức ăn nổi. Và cá ngừ thích ăn loại thức ăn này và thức ăn được làm từ các nguyên liệu bền vững, có thể tái tạo”.

Theo seafoodsourse
Đăng ngày 21/04/2017
Tổng cục thủy sản
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 02:52 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 02:52 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 02:52 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 02:52 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 02:52 29/01/2025
Some text some message..