Phát triển nuôi thuỷ sản - Bài toán cần tìm lời giải: Bài 2: Hiện hữu nhiều bất cập

Quản lý Nhà nước trong quy hoạch, kiểm soát chất lượng giống, thuốc thú y thuỷ sản còn nhiều hạn chế; hạ tầng thuỷ lợi chưa đáp ứng nhu cầu; tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng… là những bất cập đang hiện hữu, kìm hãm và đẩy nghề nuôi thuỷ sản của tỉnh ngày một khó khăn hơn.

thủy sản cà mau
Ðể quản lý tốt chất lượng thuốc thú y thuỷ sản, cần có sự kết hợp của nhiều ngành cũng như UBND các huyện.

Vật tư đầu vào chưa được kiểm soát

Sự quản lý Nhà nước còn mờ nhạt trên lĩnh vực nuôi thuỷ sản hiện nay có thể thấy rõ nhất chính là công tác quy hoạch và triển khai thực hiện theo quy hoạch. Cụ thể, đối với con tôm công nghiệp, thời gian qua toàn tỉnh đã quy hoạch không ít vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, nhưng số hộ nuôi trong khu vực này phát triển không đáng kể.

Còn nhớ, trong khoảng thời gian 2011-2012, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 2 vùng tập trung: xã Hoà Tân, TP Cà Mau và xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, quy mô gần 2.000 ha. Ðây được xem là 2 vùng nuôi tạo sự đột phá cho con tôm Cà Mau đến năm 2015. Tuy nhiên, kết quả đến nay có thể nói đã không như mong đợi. Nói về vấn đề quy hoạch trong nuôi tôm công nghiệp, ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh, chia sẻ, giữa quy hoạch và không quy hoạch trong vùng nuôi tôm công nghiệp thời gian qua không khác nhau là bao nên dẫn đến tình trạng trong quy hoạch người dân không nuôi mà ngoài quy hoạch thì diện tích cứ tăng.

Là địa phương có diện tích tôm công nghiệp khá lớn, với tổng số 2.375 ha, huyện Phú Tân đã quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp và được phê duyệt. Tuy nhiên, theo ông Trần Minh Huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, hiện tại người dân tự phát nuôi tôm công nghiệp ngoài vùng quy hoạch vẫn còn diễn ra và việc xử lý vô cùng khó khăn. Ðến nay cũng chưa có biện pháp xử lý nào ngoài việc không ưu tiên áp giá điện hay không hỗ trợ khi sản xuất có thiệt hại đối với những trường hợp tự phát ngoài quy hoạch.

Không chỉ trên lĩnh vực quy hoạch, mà ngay cả trong công tác quản lý về chất lượng con giống, vật tư thú y thuỷ sản phục vụ nghề nuôi cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Những bất cập này là vấn đề tại hội nghị trực tuyến chuyên đề nuôi thuỷ sản diễn ra vào ngày 29/10 vừa qua, được nhiều đại biểu đề cập và kiến nghị tăng cường công tác kiểm soát. Ông Lý Hoàng Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, nhận định, thuốc thú y thuỷ sản hiện nay có thể thấy đang loạn giá, loạn chất lượng và thương hiệu, đây là vấn đề phải nhìn nhận là do yếu trong quá trình quản lý Nhà nước của chúng ta.

Ðồng tình với nhận định công tác quản lý chất lượng thuốc thú y thuỷ sản hiện nay trên địa bàn còn nhiều bất cập, ông Lý Khánh Ly, Phó Chủ tịch UBND TP Cà Mau, thông tin thêm, chất lượng các sản phẩm thuốc thu ý thuỷ sản hiện nay là vấn đề cần được quan tâm và tăng cường kiểm tra. Bởi qua tìm hiểu được biết, có những sản phẩm hàng hoá của các mặt hàng này, công ty chiết khấu cho đại lý đến 50%. “Với mức chiết khấu này thì chất lượng thuốc thế nào?”, ông Ly phân vân.

Bên cạnh quan tâm đến khó khăn do hệ thống thuỷ lợi chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân, cụ thể dự án khép kín Tiểu vùng 5, Tiểu vùng 10 chưa phát huy hiệu quả, ông Trần Minh Huyện còn dành sự quan tâm đặc biệt cho chất lượng thuốc thú y thuỷ sản trên thị trường hiện nay. Ông Huyện cho biết, hiện nay tình hình sản xuất trên địa bàn huyện nói chung và lĩnh vực nuôi thuỷ sản nói riêng đang gặp phải những khó khăn, chủ yếu là chất lượng con giống, vật tư, thuốc thú y thuỷ sản chưa được quản lý chặt chẽ, trong khi lực lượng của huyện không đủ sức.

Bấp bênh đầu ra sản phẩm

Ðầu ra sản phẩm nuôi thuỷ sản không chỉ có con tôm, mà hầu hết các mặt hàng nuôi thuỷ sản khác là bài toán nan giải trong suốt thời gian dài, kể từ ngày được chuyển dịch đến nay. Ðiệp khúc được mùa mất giá đã diễn ra trên hầu hết các mặt hàng nuôi thuỷ sản của tỉnh, thậm chí mất mùa như hiện nay, giá thành sản phẩm con tôm cũng không tăng. Ðối với thị trường đầu ra, tình trạng được mùa mất giá là quy luật thị trường thì phải chấp nhận, nhưng rõ ràng hiện nay sản lượng tôm nuôi ở hầu hết các huyện đều không đạt mục tiêu đề ra, nhưng giá thành cũng không tăng. “Tình trạng này liệu có sự dàn xếp nào đó của một số nhà máy, xí nghiệp để thao túng thị trường? Vấn đề này, công tác quản lý Nhà nước cần xem xét”, ông Tiến nghi ngại.

Không chỉ có con tôm, huyện Ngọc Hiển hiện nay còn được thiên nhiên ưu đãi tiềm năng lớn phát triển nuôi hàu. Nuôi hàu hiện nay được khẳng định là mô hình cho hiệu quả cao trong nhiều năm qua. Kể từ khi phát triển trên địa bàn huyện, đã qua 7-8 năm, đến nay gần như năm nào năng suất cũng đạt cao, chỉ duy nhất năm 2008 là xảy ra tình trạng chết hàng loạt. Tuy hiệu quả là vậy nhưng loại hình này lại vướng đầu ra không ổn định và là đối tượng thể hiện rõ nhất điệp khúc được mùa mất giá. Từ đó, ông Tiến cho biết, đầu ra không ổn định nên người dân không dám phát triển lớn thêm mà chỉ khống chế khoảng 400 tấn/năm.

Trên lĩnh vực nuôi thuỷ sản, TP Cà Mau có thế mạnh là con cá chình, cá bống tượng. Một tín hiệu vô cùng vui mừng, sau bao năm nỗ lực, vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã công nhận nhãn hiệu tập thể cá chình, cá bống tượng Tân Thành. Tuy có nhãn hiệu, có vùng nuôi truyền thống, ổn định với diện tích khá lớn, hơn 1.000 ha, song đầu ra sản phẩm nổi tiếng này của Cà Mau vẫn lâm cảnh bấp bênh, giá lúc này lúc khác. Theo ông Lý Khánh Ly, việc thu mua sản phẩm cá chình, cá bống tượng của người dân chủ yếu phụ thuộc vào thương lái từ TP Hồ Chí Minh và xuất khẩu (chủ yếu là Trung Quốc) đa phần qua con đường tiểu ngạch, do đó giá bấp bênh.    

Thời tiết diễn biến bất lợi; kết cấu hạ tầng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển sản xuất; tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn một cách hiệu quả; môi trường nước trên các sông, rạch bị ô nhiễm; công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học chưa được kiểm soát triệt để; nông dân thiếu vốn; sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, chưa thực hiện tốt quy hoạch; công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chưa được quan tâm đúng mức; công tác phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT và các cơ quan chuyên môn của huyện chưa chặt chẽ... đó là những nguyên nhân khiến nghề nuôi thuỷ sản của tỉnh gặp khó./.

Bài 3: cần có giải pháp căn cơ

Báo Cà Mau, 07/11/2016
Đăng ngày 07/11/2016
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 01:12 30/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 01:12 30/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 01:12 30/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 01:12 30/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 01:12 30/12/2024
Some text some message..