Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản

Ngày 22/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát đã ký quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững".

đánh bắt thủy sản
Thủy sản khai thác đánh bắt được cung cấp ra thị trường tại huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Thanh Long - TTXVN

Chú trọng đánh bắt xa bờ

Mục tiêu cụ thể của đề án là ngành thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 6%/năm trong đó, giá trị khai thác thủy sản tăng trưởng bình quân trên 3%/năm; giá trị nuôi trồng thủy sản tăng trưởng bình quân trên 8%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 6%/năm.

Đề án cũng hướng tới việc nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cộng đồng ngư dân ven biển, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trước mắt và lâu dài, giảm tỷ lệ đói nghèo, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân lao động thủy sản cao gấp 2,5 lần so với năm 2010. Ngoài ra, mục tiêu của đề án là tăng cường năng lực quản lý tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh; chủ động quản lý rủi ro, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Cụ thể, ngành phấn đấu đến năm 2020 giữ ổn định sản lượng khai thác thủy sản ở mức 2,4-2,6 triệu tấn/năm (bao gồm sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn, sản lượng khai thác hải sản 2,2-2,4 triệu tấn); thực hiện giảm tỷ trọng sản lượng khai thác ven bờ từ 52% (1,2 triệu tấn) hiện nay xuống còn khoảng 36,4 % (0,8-0,87 triệu tấn) vào năm 2020, tăng sản lượng khai thác xa bờ từ 48% (1 triệu tấn) lên khoảng 63,6% (1,4-1,53 triệu tấn) vào năm 2020.

Về tàu thuyền khai thác, ngành tiếp tục hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, ngư lưới cụ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất cho ngư dân, kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và an ninh quốc phòng trên biển; thực hiện cơ cấu tàu thuyền khai thác theo hướng giảm dần tàu cá khai thác ở vùng biển ven bờ có công suất nhỏ dưới 20 CV và tăng dần loại tàu có công suất trên 90 CV; phát triển đội tàu khai thác xa bờ tham gia khai thác ở vùng biển xa và khai thác hợp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế của các nước, các vùng lãnh thổ trong khu vực với số lượng khoảng 4.500 tàu chủ yếu từ các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ngành đặt mục tiêu đạt 4,5 triệu tấn vào năm 2020, trong đó tôm khoảng 700.000 tấn, cá tra khoảng 1,8 đến 2 triệu tấn và có sự gia tăng đáng kể sản lượng rong biển; tiếp tục phát huy lợi thế nuôi trồng tại các vùng miền: tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh ven biển Bắc bộ và miền Trung, các vùng nuôi thâm canh ở Nam bộ, cá tra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long,...; chủ động sản xuất giống thủy sản chất lượng, phấn đấu đến 2020 sản xuất 100% giống có chất lượng và 100% giống tôm sú, tôm chân trắng sạch bệnh.

Điều chỉnh vốn đầu tư cho thủy sản

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, để đạt được những mục tiêu trên, ngành thủy sản phải thực hiện đồng bộ 7 giải pháp về quy hoạch, tổ chức, đầu tư, chính sách, khoa học công nghệ, thị trường và hợp tác quốc tế.

Theo đó, ngành cần rà soát, điều chỉnh bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch theo vùng, theo lĩnh vực sản xuất, theo đối tượng chủ lực trên cơ sở Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (QĐ 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010) và Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (QĐ 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013). Căn cứ vào đó, các tỉnh, các địa phương tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn từng tỉnh, từng địa phương.

Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho phát triển thủy sản trong tổng vốn đầu tư phát triển ngành nông nghiệp. Tăng tỷ trọng đầu tư công cho lĩnh vực thủy sản trong tổng vốn đầu tư do Bộ NN&PTNT quản lý, cụ thể: tỷ trọng đầu tư cho thủy sản giai đoạn 2011-2015 đạt trên 7%, giai đoạn 2016-2020 đạt trên 10% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung thực hiện đầu tư: điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, hệ thống thông tin quản lý nghề cá, kiểm ngư, hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất giống thủy sản, hạ tầng vùng nuôi tập trung cho các đối tượng chủ lực (tôm, cá tra, nhuyễn thể và rô phi), hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản và hệ thống kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản.

Về thị trường tiêu thụ, ngành cần giữ vững cơ cấu các thị trường xuất khẩu truyền thống: Nhật Bản, Mỹ, EU ở mức 60%, tiếp tục mở rộng thị trường ở vùng Đông Âu, Bắc Âu, Trung Đông, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Á. Đối với thị trường nội địa, quy hoạch hệ thống các chợ đầu mối, hình thành các kênh phân phối hàng thủy sản từ người sản xuất, doanh nghiệp đến các chợ, siêu thị.

Báo Tin Tức, 23/11/2013
Đăng ngày 24/11/2013
Thu Phương
Kinh tế

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 09:56 19/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 05:47 29/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:47 29/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 05:47 29/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 05:47 29/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 05:47 29/09/2024
Some text some message..