Phiêu sinh vật trong ao tôm

Phiêu sinh vật là gì? Chúng có lợi hay có hại cho ao nuôi tôm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ về chúng nhé.

Phiêu sinh vật
Đa dạng các loài sinh vật phù du trong ao

Phiêu sinh vật là gì?

Phiêu sinh vật hay còn được gọi là sinh vật phù du, chúng là các sinh vật có kích thước rất nhỏ nằm trôi nổi trong nước.

Chúng có nguồn gốc từ thực vật được gọi là thực vật phù du, còn các sinh vật phù du có thành phần từ động vật được gọi là động vật phù du.

Thực vật phù du

Thực vật phù du là những sinh vật sống tự dưỡng, dị dưỡng và hỗn hợp, chúng sống thành một tập hợp. Hầu hết thực vật phù du quá nhỏ để có thể nhìn thấy từng cá thể bằng mắt thường. Nhưng khi chúng xuất hiện với mật đồ dày, chúng sẽ thể hiện rất rõ khi tạo màu xanh cho nước do chất diệp lục có trong chúng.

Thực vật phù du là một vấn đề nan giải trong nuôi trồng thủy sản. Các quần thể của chúng khi được quản lý thích hợp sẽ rất có lợi đối với các hệ thống nuôi trồng thủy sản, nhưng nếu quản lý không đầy đủ, chúng có thể sinh sôi nảy nở ngoài tầm kiểm soát và gây ra những tác động tiêu cực đáng kể.

Nhiều loài thực vật phù du có lợi trong việc nuôi tôm khi xét về khía cạnh dinh dưỡng và khả năng loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa.

Bên cạnh đó, thực vật phù du này cũng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi pH, làm sản sinh amoniac và hydro sulfua. Có thể gây độc tính cao đối với các loài nuôi trồng thủy sản.

Sự suy giảm oxy trong ao vào ban đêm có thể xảy ra khi thực vật phù du nở hoa quá mức, làm ảnh hưởng hoặc thậm chí gây chết tôm. Ngoài ra, các nhóm thực vật phù du như tảo đơn bào 2 roi có thể sản sinh ra chất độc khi chúng chết và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Do đó, tùy thuộc vào cách quản lý mà các quần thể thực vật phù du sẽ có lợi hoặc có hại đối với các hệ thống nuôi trồng thủy sản.

Thực vật phù du có lợi cho ao tôm

Có nhiều loài thực vật phù du có giá trị dinh dưỡng cao đối với nhiều loài nuôi trồng thủy sản, chẳng hạn như Chaetoceros sp., Tetraselmis sp., Isochrysis sp., Skeletonema sp., Spirulina sp. Chlorella sp. Những loài này cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn ương vèo tôm. Nhiều loài thực vật phù du cũng sản sinh ra axit béo omega-3 có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

ArtemiaArtemia là một động vật chân đốt nguyên thủy

Thực vật phù du tạo bóng râm và có thể hạn chế hoặc ngăn chặn sự hình thành của các loài tảo đáy không mong muốn ở đáy ao. 

Ngày nay, màu nước ao thích hợp và theo mong muốn không thể đạt được sớm do sự phát triển của quần thể thực vật phù du trong tự nhiên.

Các loài thực vật phù du là những sinh vật tự dưỡng sơ cấp có khả năng tạo ra thức ăn từ hoạt động quang hợp của chúng và là điểm khởi đầu của quá trình sản xuất tự nhiên trong hệ sinh thái ao nuôi và chuỗi thức ăn trong tự nhiên. 

Thực vật phù du có hại cho ao tôm

Tuy nhiên, hiện tượng nở hoa của thực vật phù du cũng có thể có hại vì có thể gây ra một số vấn đề nếu không được quản lý đúng cách. Ví dụ, sự nở hoa quá mức có thể gây ra sự suy giảm oxy vào ban đêm và dẫn đến chết hàng loạt sinh vật phù du và sinh vật thủy sinh. 

TảoTảo là mối nguy hiểm tiềm ẩn của ao tôm. Ảnh: tomgiongnammy.com

Hiện tượng này có thể gây ra sự suy giảm chất lượng nước đáng kể, đặc biệt là tăng nhu cầu oxy hòa tan, và sự phát triển mạnh mẽ của các quần thể vi khuẩn và nấm.

Động vật phù du

Động vật phù du là các động vật có kích thước từ luân trùng cực nhỏ đến có thể nhìn thấy được bằng mắt thường như là con sứa. Sự phân bố của động vật phù du bị chi phối bởi độ mặn, nhiệt độ và thức ăn sẵn có trong môi trường. 

Các động vật phù du nhỏ nhất có thể được mô tả là các nhà tái chế chất dinh dưỡng trong cột nước và thường được gắn liền với các biện pháp làm giàu dinh dưỡng.

SứaSứa nước thường hay xuất hiện ở ao nuôi

Động vật phù du bao gồm cả hai nhóm: sinh vật tiêu thụ bậc nhất ăn thực vật phù du và sinh vật tiêu thụ bậc hai làm thức ăn cho động vật phù du khác.

Động vật phù du được chia làm ba nhóm kích thước:

- Sinh vật đơn bào và luân trùng (Microzooplankton) 

- Chân chèo và ấu trùng không xương sống (Mesozooplankton) có kích thước từ 200 micron và 2mm

- Động vật giáp xác hai kiểu chân, ấu trùng tôm, cá và động vật phù du sền sệt,sứa đều có kích thước lớn hơn 2mm

Có thể nói, phiêu sinh vật (sinh vật phù du) là thành phần quan trọng của ao nuôi tôm, và có thể có lợi hoặc hại tùy thuộc vào cách quản lý chúng. Quản lý hợp lý khả năng sản xuất tự nhiên trong ao nuôi tôm rất quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sự nở hoa của sinh vật phù du, cũng như năng suất của cộng đồng vi sinh vật và sinh vật đáy.

Đăng ngày 17/01/2024
Thuần Phạm @thuan-pham

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 10:50 25/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 08:00 25/06/2024

Xác định hoạt lực của vi sinh

Trong nuôi trồng thủy sản, xác định và tối ưu hóa hoạt lực của vi sinh là rất quan trọng để duy trì môi trường sống lành mạnh cho các loài thủy sản.

Tôm thẻ
• 11:20 24/06/2024

Vật liệu làm chân cầu nhá tránh bị hư hại do nước mưa

Trong nuôi tôm, việc tạo ra môi trường sống tốt cho tôm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Một trong những yếu tố không thể thiếu là cầu nhá – nơi trú ẩn và sinh hoạt của tôm. Chọn vật liệu phù hợp để làm chân cầu nhá đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền, hiệu quả và an toàn cho tôm.

Cầu nhá ao tôm
• 08:00 21/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 26/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 09:38 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 26/06/2024

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 09:38 26/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 09:38 26/06/2024
Some text some message..