Theo đó, Kế hoạch yêu cầu phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ giám sát dịch bệnh trong nuôi tôm với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, yêu cầu các hộ nuôi, chủ doanh nghiệp nuôi tôm cần phải chủ động triển khai đồng loạt tại các địa phương được lựa chọn nuôi tôm để đánh giá tình hình dịch tễ, dịch bệnh tại cơ sở nuôi tôm. Công tác giám sát dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra phải được thực hiện ngay từ cơ sở nuôi tôm, được cơ quan Thú y giám sát chặt chẽ, phát hiện bệnh sớm, khống chế kịp thời…
Để thực hiện, Kế hoạch đề ra các nội dung như: Kiện toàn năng lực giám sát, điều tra và ứng phó dịch bệnh của đội ngũ Thú y từ huyện đến cơ sở và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan; xây dựng cơ sở dữ liệu dịch bệnh ở tôm và dữ liệu giám sát dịch bệnh phục vụ truy xuất nguồn gốc và dự tính, dự báo tình hình nhằm chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ kỹ thuật và nhân viên tham gia trong từng công đoạn sản xuất: nuôi, chăm sóc, sơ chế tôm về các quy định phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình thông tin, tuyên truyền phổ biến các biện pháp và yêu cầu kỹ thuật về cơ sở nuôi tôm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; công tác giám sát dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu trên các thông tin đại chúng..
Đồng thời, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi tôm theo chuổi sản xuất tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh, đăng ký xây dựng và triển khai "Kế hoạch giám sát dịch bệnh" tại cơ sở; đăng ký chứng nhận cơ sở sản xuất, nuôi tôm an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...