Phòng ngừa dịch bệnh trong 3 tháng cuối năm

Theo Sở NN& PTNT Cà Mau, 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm công nghiệp bị bệnh là 236,13 ha (giảm 48,61 ha so với cùng kỳ).

Phòng ngừa dịch bệnh trong 3 tháng cuối năm
Ảnh minh họa: Internet

Diện tích tôm nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến bị bệnh trong quý 3 là 1.193,76 ha, mức độ thiệt hại khoảng 30-70% năng suất tôm nuôi, chủ yếu do thời tiết thay đổi, độ mặn trong các vuông tôm dao động từ 07%o-15%o. Đối với các vùng nuôi bị nhiễm bệnh,  Sở cũng đã khuyến cáo, hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa dịch bệnh, hỗ trợ người nuôi hóa chất cần thiết để xử lý ao nuôi nên dịch bệnh đã được khống chế kịp thời.

Để triển khai kế hoạch sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản 3 tháng cuối năm 2018, Sở NN&PTNT Cà Mau chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở tăng cường công tác giám sát, phòng ngừa dịch bệnh và hướng dẫn người dân thực hiện tốt các quy định về quản lý, phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn, hóa chất, vật tư trong nuôi trồng thủy sản đảm bảo cho người sử dụng đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường ngày càng cao về sản phẩm sạch; Tiếp tục tham mưu thực hiện đề án tôm; các mô hình nuôi các loài thủy sản trên biển; đẩy mạnh ứng dụng quy trình nuôi tôm-lúa, tôm-rừng và tôm siêu thâm canh để nâng cao năng suất và sản lượng.; Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình Nuôi trồng thủy sản có hiệu quả; tuyên truyền nuôi tôm theo hướng VietGAP, nuôi tôm an toàn sinh học, xây dựng các quy trình nuôi có hiệu quả hạn chế dịch bệnh; Tăng cường phối hợp cùng các tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp tục kết nối phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng tôm; Tiếp tục tăng cường kiểm soát chất lượng tôm giống phục vụ nuôi trồng thủy sản, và theo dõi diễn biến giá tôm, tình hình thời tiết để kịp thời khuyến cáo người nuôi.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản 09 tháng đầu năm 2018 của tỉnh đạt 250.713 tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ và đạt 71,63% kế hoạch năm. Trong đó sản lượng tôm đạt  127.460 tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ và đạt 68,53% kế hoạch năm. Cụ thể: Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong tháng 9 tăng thêm 3.463 ha, lũy kế đạt 118.690,77 ha, đạt 91,3% kế hoạch năm, ước diện tích thả nuôi 100% diện tích nuôi. Diện tích nuôi tôm công nghiệp trong tháng 9 ổn định, lũy kế đạt 9.620,55 ha, đạt 87,5% kế hoạch, diện tích thả nuôi đạt 54,41% diện tích nuôi.

TCTS
Đăng ngày 18/10/2018
Xuân Điểm
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:42 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:42 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:42 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:42 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:42 25/04/2024