Tuy nhiên, trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), các nhà nghiên cứu cho rằng mức độ ô nhiễm này không gây nguy hại đến sức khỏe của người dân. Họ đã phân tích 15 mẫu cá ngừ được khai thác trên bờ biển California tháng 8 năm 2011 và đem so sánh mức độ đồng vị phóng xạ với cá ngừ khác được đánh bắt cách đây 3 năm.
Kết quả phân tích rõ ràng phản ánh cá ngừ vây xanh đã bị nhiễm các hạt phóng xạ từ vùng Fukushima. Báo El Mundo cho rằng mức Cs(cesium) -134 và Cs- 137 phát hiện trong cá ngừ ở Thái Bình Dương cao gấp 10 lần so mức Cs từ các mẫu cá ngừ khác năm 2008. Dù sao, tổng mức phóng xạ - khoảng 10 becquerel (Bq)/ kg cá thấp hơn nhiều so với mức tối đa được phép cho con người. Theo quy định quốc gia, mức phóng xạ cho phép làtừ 2.000-4.000 Bq/kg.
Các nhà khoa học, dẫn đầu bởi Daniel Madigan, một nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford cho rằng "vì cá ngừ vây xanh chủ yếu được khai thác ỏ bờ phía đông Thái Bình Dương là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người nên khả năng ô nhiễm phóng xạ ở cá là mối quan tâm hàng đầu của công chúng." Họ còn cho rằng: "Nồng độ của phóng xạ Cs trong cá ngừ Thái Bình Dương ở dưới một bậc so với mức an toàn cho phép, mức này gần đây đã được thay đổi ở Nhật Bản là 100 Bq/kg,"
Theo BBC, phóng xạ Cs không lắng nhanh trong nước, do đó cá có thể bơi qua nó và bị ô nhiễm trong quá trình này.