Phớt lờ quy hoạch, người dân tự ý ngập mặn đất lúa để nuôi tôm

Nhiều năm trở lại đây, người dân 3 xã Khánh An, Nguyễn Phích và Khánh Hòa (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) tự ý đưa nước mặn vào ruộng lúa để nuôi tôm, làm phá vỡ quy hoạch của địa phương.

Phớt lờ quy hoạch, người dân tự ý ngập mặn đất lúa để nuôi tôm
Ông Nguyễn Văn Bé (ngụ ấp 12, xã Khánh An, huyện U Minh) thành công với việc chuyển đổi đất từ trồng lúa sang nuôi tôm.

Nuôi tôm khỏe hơn trồng lúa

Tiếp chuyện với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Thành Cẫn (ngụ ấp 12, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) chỉ tay về vuông tôm phía đằng sau nhà vui vẻ nói: “Trước đây, đời sống của đa số người dân gặp nhiều khó khăn. Làm lúa không đủ ăn, nhiều người đã bỏ xứ đi nơi khác tìm kế sinh nhai. Nhưng kể từ khi chuyển sang nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đời sống bà con dần ổn định”.

Cũng theo ông Cẫn, trước đây, do không đầu tư, chú trọng khâu thoát nước đúng khoa học nên trồng lúa thất bại liên tục. Thấy vùng ấp 9, xã Khánh An chuyển sang nuôi tôm đạt hiệu quả cao nên ông có ý học hỏi theo. Ông cho biết, thu nhập bình quân tính luôn vụ lúa, vụ tôm khoảng 170 triệu đồng/ha.

“Nếu được cấp trên thống nhất thì người dân chúng tôi quyết tâm giữ nguyên hiện trạng 30% đất nông nghiệp theo quy định”, ông Cẫn chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Bé (cùng ngụ ấp 12) lại nhất quyết xin chính quyền địa phương cấp 50% đất. Lý giải về việc này, ông Bé cho biết, gia đình ông chỉ mới đưa nước mặn vào nuôi tôm chưa lâu, nhưng kinh tế đã phát triển hẳn so với trước đây.

“Nuôi tôm hiệu quả hơn trồng lúa nhiều, vụ rồi tôi nuôi tôm kết hợp trồng lúa thu hoạch được trên 100 triệu đồng/ha. Nếu trồng lúa trên cùng diện tích thì làm sao có lợi nhuận như vậy”, ông Bé nhận định.

Dẫn chúng tôi vào vuông tôm đầy ắp nước, trên bãi là cánh đồng lúa xanh rờn, ông Bé cùng một số người dân nuôi tôm gần đó phấn khởi đến góp chuyện. Câu chuyện vẫn chủ yếu là xoay quanh vấn đề nuôi tôm “khỏe” hơn trồng lúa.

Ông Bùi Hoàng Việt, Trưởng ấp 12 chia sẻ với PV: “Nhìn chung những năm qua, việc chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm thì cấp trên không có chủ trương. Nhưng người dân thấy việc chuyển đổi mang lại nguồn sống cho họ nên cố gắng làm, mặc dù làm cũng không được thoải mái, cấp trên xuống lập biên bản. Chúng tôi cũng dằn vặt dữ lắm... bà con đã trình lên UBND huyện xin cho phép giữ nguyên hiện trạng 30% đất nông nghiệp người dân tự chuyển đổi để an tâm sản xuất”.

Theo ông Việt, trên địa bàn ấp 12, xã Khánh An có 147 hộ sinh sống trên tổng diện tích 1.000ha, trong đó có 41 hộ sinh sống dọc theo tuyến kênh Minh Hà đã chuyển đổi sang đất nuôi tôm đạt năng suất cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định. 106 hộ còn lại chủ yếu sử dụng đất để trồng cây ăn trái, cây keo lai và cây tràm.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh An cho biết: “Quan điểm của địa phương là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất. Nhưng sản xuất phải tuân thủ quy hoạch; không chấp nhận những hành vi tự phát và cụ thể là không chấp nhận tình trạng tự ý đưa nước mặn vào vùng quy hoạch ngọt hóa”.

Chúng tôi đã làm hết cách

Ông Đỗ Thanh Dân, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện U Minh thông tin, theo thống kê, địa bàn huyện có 3 xã tự ý chuyển đổi nhiều nhất gồm: Khánh An, Nguyễn Phích và Khánh Hòa có 566 hộ chuyển đổi, với diện tích 2.693ha. Thời gian qua, huyện đã thực hiện đề án tái cơ cấu sản xuất, bố trí lại một số ấp và đưa những người tự ý chuyển đổi ra khỏi vùng ngọt hóa theo quy hoạch thực hiện 1 vụ lúa, 1 vụ tôm (với diện tích khoảng 600ha).

Ông Dân cho biết, khó khăn hiện nay là việc vùng mặn ngọt đan xen nhau, bà con rất khó canh tác. Mặt khác, người dân thấy phong trào nuôi tôm đạt hiệu quả cao nên chạy theo, tập trung nhiều nhất ở xã Nguyễn Phích. Đỉnh điểm của phong trào này là vào năm 2003, khi công ty Lâm nghiệp Sông Trẹm chuyển giao địa giới hành chính chuyển về cho xã Khánh Thuận quản lý thì lúc đó người dân chuyển sang nuôi tôm.

“Trước những khó khăn trên và qua tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn tập trung rà soát lại thực trạng trên địa bàn. Hiện nay, chủ trương của huyện cũng đã trình UBND tỉnh Cà Mau cho tách hẳn phần nuôi tôm bằng cách đầu tư hệ thống thủy lợi, tách 30%diện tích này ra để không đan xen mặn ngọt. Về phương án xin chuyển đổi, UBND huyện cũng tính phương án trồng rừng thay thế, trả lại diện tích rừng bị chết theo Nghị quyết độ che phủ rừng 40% đến năm 2020”, ông Dân cho biết thêm.

Cũng theo ông Dân, việc người dân tự ý đưa nước mặn vào vùng đất trồng lúa để nuôi tôm là vấn đề phát sinh nhiều năm nay chứ không phải mới đây.

“Chuyện xử phạt thì nhiều địa phương cũng đã làm rồi. Chúng tôi đã làm hết cách rồi, người dân vẫn giữ quan điểm nuôi tôm hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa nên việc hướng họ từ bỏ con tôm là vấn đề nan giải. Phòng NN&PTNT huyện chỉ là cơ quan chuyên ngành nên đâu có chế tài nào để xử lý người ta được”, ông Dân nói.

Ngoài ra, ông này cũng thông tin thêm, ngành nông nghiệp huyện đã rà soát vùng, đưa ra phương án chuyển đổi quy hoạch và đã có báo cáo. Hiện, địa phương đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Góp phần giảm hộ nghèo

Trao đổi với PV, đại diện phòng Nông nghiệp huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) cho biết: “Trong tương lai, nếu được UBND tỉnh phê duyệt đề án chuyển đổi, đời sống của người dân sẽ từng bước phát triển rõ rệt, tỉ lệ hộ nghèo sẽ giảm xuống. Theo tôi, trong tương lai không xa, vùng chuyên canh trồng lúa ở huyện U Minh sẽ “được” trồng một vụ lúa, một vụ tôm như ao ước của nhiều hộ dân trong khu vực”.

Báo Người Đưa Tin
Đăng ngày 27/11/2017
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:22 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:22 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:22 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:22 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:22 29/03/2024