Phù Mỹ phát triển kinh tế biển

Nhờ có tiềm năng, lợi thế, cùng với tác động của chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển, ngư dân Phù Mỹ tiếp tục phát huy thế mạnh, phát triển cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Phù Mỹ phát triển kinh tế biển
Thu hoạch tôm nuôi ở Phù Mỹ. Ảnh: X.LỘC

Ông Ngô Đình Ba, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phù Mỹ, cho biết: 10 tháng đầu năm nay, ngư dân trong huyện đã khai thác 65.298 tấn thủy sản các loại, tăng 4.126 tấn so với cùng kỳ năm 2016. Tình hình dịch bệnh tôm nuôi giảm so với cùng kỳ năm trước, sản lượng thu hoạch ước trên 2.006 tấn, tăng gần 154 tấn.

Tổng số tàu cá của huyện hiện có 1.107 tàu, tổng công suất 282.249 CV, trong đó có 462 tàu công suất từ 300 CV trở lên. Thực hiện Nghị định 67/CP, đến nay, ngư dân Phù Mỹ đã ký hợp đồng vay vốn đóng mới 12 tàu cá, có 10 tàu hoàn thành và đang tham gia đánh bắt thủy sản...

Nhiều tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản được áp dụng có hiệu quả, nhất là nuôi tôm trên cát theo phương thức thâm canh được áp dụng rộng rãi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Công ty cổ phần Việt Úc và Công ty cổ phần chăn nuôi CP sản xuất trên 3 tỉ con tôm giống chất lượng cao/năm, cung cấp cho thị trường trong, ngoài tỉnh. Hàng năm, trên địa bàn huyện chế biến khoảng 1,25 triệu lít nước mắm; 500-600 tấn cá cơm khô thành phẩm và các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Huyện đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển. Đã đầu tư xây dựng làng nghề chế biến hải sản Mỹ An, xây dựng và nâng cấp, bê tông hóa  17,7 km đường giao thông, tạo mạng lưới giao thông ven biển đồng bộ, từng bước hiện đại. Đầu tư xây dựng gần 800 m đê biển xã Mỹ Thành; xây dựng hạ tầng nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trên diện tích 126 ha tại thôn Hòa Hội Nam, xã Mỹ Thành. Huyện còn kêu gọi đầu tư xây dựng và phát triển các điểm du lịch sinh thái tại Tân Phụng - Mũi Vi Rồng, gành Mỹ An, đầm Đề Gi, đầm Trà Ổ...

Theo ông Hà Ngọc Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ: Kinh tế biển là thế mạnh của huyện, không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân, mà còn tạo sức bật cho nền kinh tế. Do đó, trong định hướng phát triển giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế biển được xác định là lĩnh vực đầu tư trọng điểm. Tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và phát huy nội lực, huyện đang tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng trung tâm các xã ven biển, xây dựng làng nghề chế biến thủy sản ở thôn Tân Phụng 1 (Mỹ Thọ); quy hoạch các vùng ven phục vụ chế biến thủy sản tại các cụm công nghiệp: Đại Thạnh, Diêm Tiêu, An Lương và Tân Tường An; quy hoạch khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, các chợ cá, bến cá. Huyện cũng kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần tại khu quy hoạch dịch vụ hậu cần nghề cá xã Mỹ Thành. Phát triển các đội tàu có công suất lớn để khai thác có hiệu quả. Thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện khu nuôi tôm công nghệ cao tại xã Mỹ Thành.

Báo Bình Định
Đăng ngày 30/11/2017
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 12:49 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 12:49 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 12:49 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:49 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 12:49 25/11/2024
Some text some message..