Phú Thọ nghiên cứu, sản xuất thành công giống cá bỗng quý hiếm

Đề tài "Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá bỗng tại tỉnh Phú Thọ" do Chi cục Thủy sản Phú Thọ nghiên cứu triển khai thực hiện đã và đang đem lại hiệu quả cao trong việc nhân giống và phát triển loại giống cá này cho người dân nuôi theo hướng thương phẩm.

cá bỗng

Thành công bước đầu của đề tài đã góp phần tái tạo nguồn gen quý, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.

Đề tài đã đã tiếp nhận thành công 3 quy trình công nghệ, gồm quy trình nuôi vỗ cá bỗng bố mẹ, quy trình sinh sản nhân tạo cá bỗng và quy trình ương nuôi cá bỗng. Dựa trên cơ sở đó, Chi cục Thủy sản Phú Thọ đã tổ chức nghiên cứu giống cá bỗng này ở 2 loại mô hình: Nuôi cá bỗng trong ao đất sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp, đối chứng là sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh và mô hình nuôi cá lồng sử dụng thức ăn xanh kết với thức ăn công nghiệp, đối chứng là sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh.

Qua nghiệm thu đánh giá, nuôi cá bỗng trong ao đất sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp, đối chứng là sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh; mô hình nuôi cá lồng sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp, đối chứng là sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh. Kết quả đều đạt 100-142% so với mục tiêu đề tài.

Sau 2 năm thực hiện mô hình sản xuất giống cá bỗng: Tỷ lệ thành thục đạt trên 50%, tỷ lệ đẻ đạt hơn 73%, tỷ lệ thụ tinh đạt hơn 55%, tỷ lệ nở 62%, tỷ lệ ương từ bột lên hương đạt 51%...

Theo đánh giá thực tế, mô hình nuôi thương phẩm cá bỗng trong ao đất sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp thu được lợi nhuận hơn 126 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi thương phẩm cá bỗng trong lồng sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn xanh thu được lợi nhuận 172 triệu đồng/lồng 100m3 trong cùng một thời gian nuôi 20 tháng.

Ông Thiều Minh Thế, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy cho biết, được Chi cục Thủy sản Phú Thọ hỗ trợ 100% con giống (800 con/lồng) và 50% kinh phí làm lồng, hướng dẫn kỹ thuận nuôi ông đã mạnh dạn nuôi thí điểm 1 lồng. Sau 20 tháng nuôi, nuôi cá bỗng khỏe, nhanh lớn, bình quân trọng lượng đạt gần 2kg/con.

Nếu bán theo giá thị trường hiện nay từ 250.000 đến 300.000/kg thì cũng thu lãi cả trăm triệu đồng, cao hơn gấp 5 đến 6 lần so với các loại giống cá khác.

Nuôi cá bỗng thương phẩm trong lồng hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi trong ao đất, 1 lồng nuôi có thể tích 100m3 thu được lợi nhuận cao hơn khi nuôi trong ao đất có diện tích 1ha.

Đề tài cũng đã đào tạo được 7 kỹ thuật viên thành thạo mô hình và quan trọng là đã hoàn thiện được các quy trình sản xuất giống phù hợp với địa bàn tỉnh. Từ đó góp phần phục hồi nguồn lợi thủy sản bằng cách thả giống cá bỗng trở lại môi trường tự nhiên trên Sông Lô từ nguồn cá nhân tạo, đồng thời tiềm năng nuôi thương phẩm cá bỗng trên sông để nhân rộng mô hình có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho người dân./.

TTXVN/Vietnam+, 29/06/2016
Đăng ngày 29/06/2016
Tạ Văn Toàn
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 08:08 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 08:08 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 08:08 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 08:08 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 08:08 29/11/2024
Some text some message..