Phú Yên: Muối tăng giá, diêm dân phấn khởi

Những năm trước, vào thời điểm chính vụ, sản lượng muối làm ra tăng, dẫn đến muối rớt giá so với thời điểm đầu và cuối vụ. Riêng năm nay thời điểm chính vụ, muối làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó, giá tăng cao, diêm dân phấn khởi.

Muối tăng giá, diêm dân phấn khởi
Vùng muối Tuyết Diêm (TX Sông Cầu) - Ảnh: HOÀI NAM

Giá muối tăng cao

Những ngày qua, trên các đồng muối thôn Lệ Uyên, Trung Trinh, xã Xuân Phương và thôn Tuyết Diêm, xã Xuân Bình (TX Sông Cầu), ngày nào diêm dân cũng cào gánh vào sân hàng chục tấn muối ráo. Ông Bùi Quang Tấn, diêm dân ở Tuyết Diêm, chia sẻ: Trời nắng như đổ lửa cộng với gió nam thổi mạnh nên ruộng mau “đội muối” (kết tinh). Thời điểm tháng 7 này, từ khi lấy nước mặn vào không quá 3 ngày là cào dồn muối được.

Bà Phan Thị Hồng, diêm dân làm muối ở đây cũng phấn khởi: Nắng nên ruộng “bắt” muối nhanh, sản lượng đạt cao. Thường đám ruộng rộng 1 sào cào dồn 7 đống nay cào được 8 đống. Một đống như vậy gánh 3 gánh vào bờ đổ đống chờ muối ráo rồi vào bao bán cho thương lái. Trung bình 3 gánh vào đầy bao đỏ (bao tải) bán với giá 70.000 đồng. Cách đây 1 tháng, cũng bao đỏ bán chỉ 50.000 đồng. Đã lâu rồi, đây là năm đầu tiên giữa vụ giá muối tăng cao.

Tại vùng sản xuất muối Lệ Uyên, muối ráo đổ đống trắng ruộng. Còn trên các khu ruộng muối, tấp nập người gánh muối ra vào. Muối được mùa, có gia đình làm ruộng nhiều, thuê công cào, gánh muối để tiếp tục làm lứa muối mới. Ông Phan Vinh ở thôn Lệ Uyên cho hay: Gia đình tôi có 12 đám muối, nhà có 2 lao động làm không kịp nên tôi thuê người gánh hết muối dưới ruộng sau đó tiếp tục lấy nước mặn vào kết tinh. Giá muối tăng, người có ruộng ai cũng muốn có muối sớm bán, đồng thời kết tinh lứa muối tiếp theo. Nhiều gia đình có sở ruộng 24 đám thì thuê công thường xuyên cho gia đình từ 7-8 người gánh mới kịp đưa muối kết tinh dưới ruộng vào bờ, còn thuê công thời vụ giữa lúc được mùa, muối gánh không kịp thì bỏ muối nằm dưới ruộng 2-3 ngày, ruộng xì mặn dẫn đến tan muối.

Phía bên kia bờ mương nước, ông Nguyễn Thành cũng đang lui cui đẩy xe rùa chở cát ra ruộng rồi vãi cát mịn xuống ruộng. Theo ông Thành, sở dĩ vãi lớp cát mịn là bởi chỗ đó khi cào gánh muối xong phát hiện mặt ruộng “rân” (xì mặn) nên vãi cát ép chặt lớp bùn. Ông Thành có 6 đám ruộng muối, theo quy trình sản xuất muối thủ công thì có 2 đám chịu (chứa nước biển sắc lại) và 4 đám ăn (kết tinh muối). Thường 1 đám ăn trong 1 tháng tròn nắng (nắng đều) thì ông cào 7 lứa (trừ những ngày phơi da), mỗi lứa trung bình thu 200kg muối.

Giá muối tăng, không chỉ diêm dân vui mà người gánh muối thuê cũng phấn khởi. Ông Nguyễn Văn Phi, người gánh muối thuê ở thôn Lệ Uyên, nói: Công gánh muối hiện nay đặt ăn theo đám, cứ gánh 2 đám là 70.000 đồng. Một ngày mỗi người gánh ít nhất 4 đám, hôm nào ráng gánh được 5-6 đám. Trung bình ngày công lao động gánh muối được 200.000 đồng. Còn trước đây muối ế gánh một ngày không quá 150.000 đồng.

Sức tiêu thụ mạnh

Tại vùng muối Tuyết Diêm, nhiều sà lan chở muối ở giữa cánh đồng theo con rạch Bình Phú cập vô con đường bờ kè khu vực Bến Đò (xã Xuân Bình). Còn trên sân muối cạnh quốc lộ 1 đoạn qua xã Xuân Bình thì có hàng trăm tấn muối đang tủ bạt. Ông Bùi Văn Đức, một thương lái mua muối cho biết: Muối vùng này khi thu mua lựa ra, muối tốt (trắng) thì mua giá cao hơn rồi bán muối sống (muối hột, xe tải chở đi ngay), còn muối đen thì giá thấp hơn (60.000 đồng/bao) bán lại cho lò muối hầm trong vùng. Mấy năm trước thời điểm này muối tồn nhiều, riêng năm nay ngày nào xe tải cũng chở đi các nơi tiêu thụ

Theo nhiều người làm muối, khó khăn hiện nay của diêm dân là không có vốn đầu tưsản xuất muối trải bạt làm ra muối trắng bán giá cao nên phải làm muối thủ công, trong khi đó muối thủ công thương lái chê vì thị trường khó tiêu thụ. 2 năm trước, diêm dân làm ra muối thủ công, lứa muối sau đổ chồng lên lứa muối trước, bờ ruộng “ngốn” đầy muối thành “núi”. Có những đống muối chất ven đường nằm chờ thành muối trầm mỡ (muối để lâu năm), vì thế có vùng diêm dân bỏ ruộng. Do vậy các ngành chức năng cần có chính sách hỗ trợ vốn để diêm dân làm muối trắng, thị trường tiêu thụ tốt hơn.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, diện tích sản xuất muối toàn thị xã là 183ha, sản lượng muối hàng năm vùng này là 27.400 tấn muối hột và 1.820 tấn muối hầm. Trong số các vùng sản xuất muối thì chỉ có vùng muối Tuyết Diêm mỗi năm sản xuất được 380 tấn muối trải bạt. Ông Đỗ Văn Chính, Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu cho biết: Công nghệ trong sản xuất và chế biến muối từng bước đổi mới, đến nay có 5ha áp dụng công nghệ sản xuất muối phơi nước trên nền ô kết tinh trải bạt (HDPE) bước đầu có hiệu quả và tiếp tục nhân rộng để nâng cao chất lượng muối. Nhãn hiệu “Muối Tuyết Diêm” đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận, đang được bảo hộ và phát triển. Tuy nhiên, lâu nay diêm dân chủ yếu sản xuất muối theo phương thức thủ công nên chất lượng, sản lượng còn thấp; lượng muối sản xuất ra chủ yếu do diêm dân tự tiêu thụ, giá cả bấp bênh, nên đời sống người làm muối còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, TX Sông Cầu đề ra mục tiêu phát triển đến năm 2020, diện tích quy hoạch sản xuất muối là 220ha, trong đó sản xuất muối sạch 150ha; sản lượng muối đạt từ 34.000-36.000 tấn.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 26/07/2018
Lê Trâm
Kinh tế

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 21:40 05/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 21:40 05/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 21:40 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 21:40 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 21:40 05/02/2025
Some text some message..