Phương pháp chữa một số bệnh thường gặp ở ba ba ga

Ba ba là đối tượng đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, sống trong hồ tự nhiên và nuôi ở các ao rộng, mật độ thưa rất ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, khi nuôi trong các ao, bể nhỏ, mật độ nuôi dày, điều kiện thay nước kém, cho ăn và chăm sóc, quản lý không đúng kỹ thuật, ba ba rất dễ bị bệnh và chết hàng loạt. Các bệnh thường gặp và cũng gây thiệt hại nhất cho ba ba nuôi là bệnh sưng cổ, bệnh nấm thủy mi, bệnh ký sinh đơn bào và bệnh viêm loét do vi khuẩn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  Bệnh sưng cổ: cổ ba ba bị sưng, nhiều con bị nặng không thể rụt cổ vào trong mai được. Để chữa trị bệnh này cần trộn thuốc Chlorocid hoặc Sulfamid vào thức ăn của ba ba cho ăn trong 3 ngày liền. Ngày đầu trộn 0,2g thuốc/1kg thức ăn, những ngày sau giảm đi một nửa lượng thuốc.

Bệnh nấm thủy mi: khi ba ba mới bị bệnh, trên da, cổ chân xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có các sợi nấm mềm. Sau vài ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường (khi ở dưới nước sẽ nhìn rõ sơi nấm hơn khi ở trên cạn). Khi ba ba bị viêm loét, nấm có thể phát triển trên các vết loét làm cho bệnh càng nặng thêm, dễ chết hơn. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Để chữa bệnh, người nuôi thả viên sủi TCCA xuống ao ba ba bị bệnh với liều lượng 1g/m3 nước.

Bệnh ký sinh đơn bào: dấu hiệu bệnh cũng tương tự như bệnh nấm thủy mi. Khi những ký sinh đơn bào này phát triển nhiều có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường, trông như những sợi bông, nếu không quan sát kỹ trên kính hiển vi có thể dễ nhầm tưởng là những sợi nấm thủy mi. Ký sinh trùng đơn bào có dạng hình chuông hoặc hình phễu lật ngược, thường ký sinh trên da, cổ và kẽ chân ba ba. Ba ba khi còn nhỏ thường dễ bị ký sinh đơn bào nhiều hơn khi trưởng thành. Bệnh này có thể làm cho ba ba chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Để chữa bệnh, người nuôi thả viên sủi TCCA xuống ao ba ba bị bệnh với liều lượng 1g/m3 nước.

Bệnh viêm loét do vi khuẩn (bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh bã đậu): Bệnh thường xuất hiện ở những ao nuôi ba ba với mật độ dày, ao sau khi đưa vào nuôi được 2-3 năm, đáy ao dọn vệ sinh không tốt, ao không được thay nước thường xuyên. Bệnh này xuất hiện quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa đông và mùa xuân sau khi trú đông, ở cả ba ba giống lớn, ba ba thịt và ba ba bố mẹ. Tác nhân gây bệnh là những vi khuẩn thường sống trong bùn và nước bẩn như: Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas sp,… Khi nhiễm bệnh, ba ba có những vết loét với hình dạng và kích cỡ nhất định, rất dễ nhìn thấy ở đầu, cổ, chân, xung quanh phần mềm của mai, ở trên mai phần bụng của ba ba. Miệng vết loét thường xuất huyết. Một số vết loét có thể đóng kén, nếu khều miệng vết loét ra có thể nhìn thấy những cục trắng như bã đậu.

Ở ba ba bị bệnh, da có màu không bình thường, mắt xuất huyết màu đỏ, móng chân bị cụt. Ba ba kém ăn hoặc bỏ ăn, cơ thể gầy yếu, hay nổi lên ở tầng mặt ven bờ hoặc bò lên bờ. Khi bị bệnh nặng, cơ thể ba ba mềm nhũn, hoạt động chậm chạp, nếu có bị lật ngửa cũng không đủ sức tự lật úp lại được. Sau khi bị bệnh, chỉ 1-2 tuần ba ba có thể bị chết. Ở ao nuôi ba ba bị bệnh nhẹ có thể thấy 1-2 con chết rải rác, ở ao nuôi bị nhiễm bệnh nặng khi mổ ba ba thường thấy phổi của chúng chuyển sang màu đen sẫm, gan và lách bị xuất huyết cũng chuyển sang màu đen.

Để chữa bệnh, người nuôi dùng kháng sinh Rifampicin trộn với mỡ lợn bôi trực tiếp trên các vết loét, để ba ba ở trên cạn trong 30-60 phút sau đó mới thả lại nước. Bôi 100mg/1kg ba ba trong ngày đầu. Ngày thứ 2-7 bôi 50mg/1kg ba ba bệnh. Trong trường hợp vết loét nặng, có kén, phải cạy vảy và lấy hết kén ra, sau đó lau sạch vết thương, rắc thuốc kháng sinh đã tán thành bột và bôi thuốc mỡ ra bên ngoài. Phải nhốt ba ba trên cạn càng lâu càng tốt (có thể tới 2-3 ngày liên tục, tùy theo sức khỏe của ba ba) nhưng phải luôn giữ độ ẩm và yên tĩnh cho ba ba.

Fistenet
Đăng ngày 08/12/2016
Ngọc Hà
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 23:42 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 23:42 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 23:42 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:42 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 23:42 23/12/2024
Some text some message..