Probiotics mới giúp cá tăng cường hệ miễn dịch

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Trung Quốc đã cho thấy hàm lượng tối ưu của một probiotics mới giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khả năng kháng bệnh và tăng trưởng của cá.

Probiotics mới giúp cá tăng cường hệ miễn dịch
Ảnh minh họa: static
Hiện nay, các sản phẩm probiotics giúp hỗ trợ hệ hóa của động vật thủy sản đang được nghiên cứu sâu rộng trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, rất nhiều dòng vi khuẩn có lợi có khả năng tăng cường hoạt động đường ruột của cá tôm đã được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên do tình trạng dịch bệnh cùng với sự biến đổi phức tạp của môi trường đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó việc tìm ra nhiều hơn nữa các chủng vi khuẩn có lợi là một nhiệm vụ cần thiết.

Để đánh giá tác động của Lactobacillus delbrueckii (L. delbrueckii) đối với tăng tưởng và khả năng kháng bệnh của cá chép (Cyprinus carpio) khi thử thách với mầm bệnh Aeromonas hydrophila, các nhà khoa học thuộc Đại học Hà Nam – Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu này.

Probiotics từ Lactobacillus delbrueckii


Lactobacillus bulgaricus

Lactobacillus delbrueckii (cho đến năm 2014 được gọi là Lactobacillus bulgaricus) là vi khuẩn chính được sử dụng để sản xuất sữa chua. Nó cũng được tìm thấy trong các sản phẩm lên men tự nhiên khác. Là trực khuẩn gram dương, không di chuyển và không hình thành bào tử. Chúng được cho vào nhóm là acid hoặc acidophilic, vì chúng đòi hỏi môi trường pH thấp (khoảng 4,6 – 5,4) để phát triển tốt. Các vi khuẩn có yêu cầu dinh dưỡng phức tạp.

Nghiên cứu trước đây của Picchietti và cộng sự (2012) cho thấy bổ sung probiotic từ Lactobacillus bulgaricus vào thức ăn của ấu trùng cá biển giúp kích thích hệ miễn dịch và giảm sự phiên mã của các gen gây viêm.


Hệ thống phân loại của vi khuẩn Lactobacillus delbrueckii

Nghiên cứu khả năng miễn dịch của cá khi bổ sung Lactobacillus delbrueckii

Đối tượng nghiên cứu là loài cá chép.

450 cá thể cá chép (trọng lượng trung bình 1.05 ± 0.03 g) được phân phối ngẫu nhiên thành 5 nhóm ăn khẩu phần thức ăn có các mức độ khác nhau của L. delbrueckii (0; 1 x 105; 1 x 106; 1 x 107 và 1 x 108 CFU/g) tương ứng với 5 nghiệm thức trong 8 tuần.

Các kết quả cho thấy các thông số miễn dịch đường ruột được cải thiện rõ rệt và tỷ lệ sống sót của cá chép cũng tăng lên khi cá được cho ăn với khẩu phần thức ăn có bổ sung bằng 1 x 106 và 1 x 107 CFU/g probiotics từ L. delbrueckii. 

Thêm vào đó, các mRNA ở nhóm ăn bổ sung 1 × 107 CFU/g L. delbrueckii được điều chỉnh giảm xuống TNF-α, IL-8, IL-1β và cả NF-κBp65 trong khi đó mRNA IL-10 và TGF-β của ruột tăng lên, giúp cho hoạt động tiêu hóa của cá tốt hơn.
 
Tỷ lệ sống sót cao hơn nhiều (68,33%) ở cá nuôi có bổ sung  1 × 106 CFU/g L. delbrueckii so với nhóm đối chứng không được bổ sung (40%) sau khi thử nghiệm nhiễm bệnh nhân tạo với vi khuẩn Aeromonas hydrophila
 
Cá có bổ sung 1 x 106 CFU/g L. delbrueckii đã tăng cường hoạt động của enzyme chống oxy hóa như superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT), peroxidase glutathione (GPX) và khả năng chống oxy hoá tổng thể (T-AOC) cao hơn đáng kể.
 
Ngoài ra, hiệu quả tăng trưởng được cải thiện rõ rệt trong nhóm cá nuôi bằng khẩu phần có bổ sung 1 × 106 và 1 x 107 CFU/g L. delbrueckii (P <0,05).

Các kết quả này cho thấy khi bổ sung 1 × 106 và 1 x 107 CFU/g L. delbrueckii đã tăng cường khả năng miễn dịch, khả năng chống lại bệnh do A. hydrophila cũng như khả năng chống oxy hoá và hiệu suất sinh trưởng của cá chép Cyprinus carpio. Qua đó cho thấy ngoài những probiotics cho cá đã được sử dụng rộng rãi như: Lactobacillus rhamnosus,  L. acidophilus, L. licheniformis thì đây có thể là một loại probiotics mới đầy tiềm năng ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản thế giới và Việt Nam.

Đăng ngày 13/03/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 02:34 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 02:34 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 02:34 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 02:34 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 02:34 15/11/2024
Some text some message..