Vai trò của chất khoáng đối với tôm
Chất khoáng là thành phần thiết yếu của vỏ tôm, để duy trì áp suất thẩm thấu và cân bằng acid – base, từ đó điều chỉnh bài tiết của tôm. Chất khoáng còn là thành phần của các mô mềm, enzyme, vitamin, hormone.
Lớp biểu bì của hầu hết các loài giáp xác chứa chất khoáng chủ yếu là CaCO3 và một lượng nhỏ magie, phốt pho và lưu huỳnh. Thành phần khoáng vô cơ của lớp vỏ giáp xác khác nhau giữa các loài, theo từng bộ phận trên cơ thể và theo chu kỳ lột xác.
Có khoảng 22 loại khoáng vi lượng và đa lượng cần cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm, cá. Trong đó chất khoáng cần cho tôm bao gồm canxi (Ca), phốt pho (P), magie (Mg), kali (K), sắt, kẽm, đồng, i-ốt và xê-len.
Chức năng của khoáng vi lượng được thể hiện trong bảng sau:
Khoáng vi lượng | Chức năng | Nguồn cung cấp |
Sắt | Sắt là chất khoáng thiết yếu cho sự sản sinh haemoglobin, myoglobin, cytochromes và hệ thống enzym khác. Sắt là một trong những kim loại tham qua vào quá trình oxy hóa lipid. | Bột máu, bột tảo bẹ, bột dừa, thịt, bột xương, dầu hướng dương, bột cua. |
Kẽm | Trao đổi chất của lipid, protein và carbohydrate. Hoạt động trong quá trình tổng hợp và trao đổi chất của nucleic acid (RNA) và protein. Hoạt động của hóc môn và làm lành vết thương. Giảm hình thành protease của vi rút và tăng đề kháng | Bột gà, men Candida khô, bột các thủy phân. Liều khuyến cáo sử dụng: 90 mg/ kg thức ăn. |
Magie | Chức năng của magie có thể là chất xúc tác của enzyme. Magie cần cho cấu tạo của xương, phục hồi tế bào máu, chuyển hóa carbohydrate và chu trình sinh sản. Magie chuẩn bị và duy trì các biểu mô, cấu tạo của xương, tổng hợp urea, trao đổi amino acid, oxi hóa glucose. | Bột tảo bẹ, cám gạo, phân gia cầm thủy phân, bột cua, bột mì. Liều khuyến cáo sử dụng: 45 mg/ kg thức ăn. |
Đồng | Đồng tham gia tạo máu, giảm quá trình oxy hóa, hấp thụ và trao đổi sắt. Thành phần của melanin và tạo màu trên da. | Bột cá, bột bắp, mật đường thủy phân, bột gluten, bột đậu nành … Liều khuyến cáo sử dụng: 9 mg/ kg thức ăn. |
Co ban | Thành phần của tế bào máu và duy trì mô thần kinh và chất xúc tác cho enzyme và tổng hợp vitamin B12. | Bột cùi dừa khô, hạt lanh, bột cá, bột thịt, bột hạt coton, bột đậu nành. Liều khuyến cáo sử dụng: 0.9 mg/ kg thức ăn. |
I-ốt | I-ốt là thành phần quan trọng của hóc môn thyriod – là hóc môn điều chỉnh tủ lệ trao đổi chất của cơ thể. I-ốt đóng vai trò trong điều chỉnh nhiệt độ, trao đổi trong cơ thể, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, tạo máu. | Trong hầu hết các nguyên liệu từ biển như bột rong biển, bột cá, bột giáp xác. Liều khuyến cáo sử dụng: 4.5 mg/kg thức ăn. |
Xê - len | Xê-len kết hợp với vitamin có chức năng chống oxi hóa, bảo vệ các phospholipid trong tế bào và màng dưới tế khỏi các tổn hại từ oxi hóa. Và kết hợp với kẽm làm chất xúc tác cho một số enzym, giảm stress. | Bột cá thủy phân, bột cá, bột bắp gluten … Liều khuyến cáo sử dụng: 0.19 mg/ kg thức ăn. |
Crôm | Crôm được cho là tác nhân kháng glucose, một phân tử kim loại có khả năng tiềm ẩn về hoạt động của insultin, và là chất quan trọng trong trao đổi chất của carbohydrate. | Bột đuôi tôm, Arteimia salina, gan, động vật thân mềm … Liều khuyến cáo sử dụng: 0.7 mg/ kg thức ăn. |
Tôm sử dụng nguồn khoáng từ đâu?
Tôm có thể lấy khoáng từ trong nước và thức ăn. Chất khoáng rất cần cho quá trình lột xác của tôm, vì khi thực hiện lột xác, tôm đã bị mất khoáng. Hàm lượng khoáng cần cho tôm phụ thuộc vào nguồn thức ăn, loại khoáng tôm sử dụng, tổng lượng khoáng được lưu trữ trong cơ thể, sự tương tác giữa chất khoáng và các thành phần có trong thức ăn hoặc chuyển hóa khác.
Tỉ lệ các chất khoáng cần cho tôm
Xác định nhu cầu chất khoáng cho tôm không dễ vì tôm sống trong môi trường nước mặn nên tỉ lệ các chất khoáng biến động theo độ mặn của nước. Tỉ lệ chất khoáng trong nước mặn và nước ngọt rất khác nhau. Tỉ lệ các khoáng chất có trong nước không cân bằng dẫn đến hiện tượng mất cân bằng áp xuất thẩm thấu và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm.
Tỉ lệ Na: K và Mg: Ca nên theo thứ tự là 28:1 và 3.4:1. Trong nước biển, khi hàm lượng canxi trong nước cao, thì tỉ lệ Ca: K có thể là 1:1. Trong nước có độ mặn thấp, khi tỉ lệ Ca: K và Na: K cao, thì có thể bổ sung thêm K để làm giảm các tỉ lệ đó và tăng tốc độ tăng tưởng của tôm.
Tôm chỉ cần một lượng nhỏ khoáng vi lượng cho các quá trình biến đổi sinh hóa. Khoáng vi lượng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của tế bào, hình thành cấu trúc của lớp vỏ, điều chỉnh sự cân bằng của acid -base, nâng cao hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng cho tôm, giúp tôm kháng bệnh và tham gia vào một số chức năng sinh lý khác. Khoáng vi lượng là thành phần quan trọng của enzyme, hóc môn.
Ảnh hưởng của thiếu hụt các khoáng chất
Khi tôm thẻ chân trắng (TTCT) được nuôi gần biển không bị ảnh hưởng do thiếu hụt khoáng, vì chúng có thể lấy đủ khoáng từ môi trường nước và thực ăn cho quá trình sinh trưởng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra khi TTCT được nuôi trong môi trường có độ mặn thấp thường bị căng thẳng (stress), bơi lờ đờ ngay cả khi chúng được bổ sung khoáng và có khi bị chết. Tôm giống PL 15 – 20 thường có khả năng chịu thay đổi độ mặn tốt hơn giai đoạn PL 10 -12 [1].
Khi tôm bị mất cân bằng tỉ lệ các khoáng chất thường có những dấu hiệu như cơ co, màu sắc nhợt nhạt, chênh lệch áp suất thẩm thấu, chết lai rai. Đối với ấu trùng tôm, kali là yếu tố quan trọng cho quá trình sinh trưởng và nâng cao tỉ lệ sống, nhu cầu tối thiểu của kali là 1 ppm.
Giải pháp về khoáng cho các trại sản xuất tôm giống
Hiểu được tầm trong của các chất khoáng vi/ đa lượng, CT TNHH Elanco Việt Nam đã nghiên cứu và đang phân phối các sản phẩm khoáng ProteAQ™ Stomi® và ProteAQ™ MineralFix. Với tỉ lệ phối trộn các loại khoáng chuyên biệt, luôn đáp ứng đủ nhu cầu khoáng cho ấu trùng tôm, tôm bố mẹ; giúp tôm chuyển giai đoạn tốt, nhanh lớn và đồng đều và tăng kiềm nhanh, ổn định.
Nguồn nguyên liệu có trong 2 sản phẩm ProteAQ™ Stomi® và ProteAQ™ MineralFix có nguồn gốc tự nhiên, đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn châu Âu. Để biết thêm thông tin về sản phẩm và cách sử dụng sản phẩm được hiệu quả, xin liên hệ theo hotline 1800556808.
Tài liệu tham khảo
[1]. Andhra Pradesh. 2020. “Application of Minerals in Low Saline Water Culture Systems of L. vannamei”. International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences. 516 – 521
[2]. Donald Allen Davis. 1992. “Mineral Requirements of Penaeus vannamei: A Preliminary Examination of the Dietary Essentiality for Thirteen Minerals”. Journal of the World Aquaculture Society. 8 -14
[3]. Seshaiah V. Pamulapati. 2013. “Importance and optimizing trace minerals in shrimp/ fish nutrition for development of immunity”. Aquaculture.