Quản lý, giám sát dư lượng kháng sinh cấm trong sản phẩm nông lâm thủy sản

Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đã có nhận thức rõ rệt và nâng cao trách nhiệm hơn trong vấn đề đảm bảo chất lượng ATTP.

Kháng sinh
Kháng sinh tràn lan trên các lĩnh vực. Ảnh minh họa

Đặc biệt, đã hạn chế việc sử dụng chất ngoài danh mục cho phép (hàn the, phẩm màu công nghiệp, …) và từng bước áp dụng một số chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, SOP…).

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay đã phát hiện 12/87 mẫu (chiếm 13,79%) sử dụng phụ gia thực phẩm (Polyphosphate) được phép sử dụng nhưng vượt ngưỡng cho phép. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, việc vi phạm này do các cơ sở hầu hết nhỏ lẻ, chưa trang bị các dụng cụ có độ chính xác: cân điện tử, máy phối trộn,...

Một số cơ sở thường sử dụng liều lượng phụ gia thực phẩm theo cảm tính hoặc kết hợp nhiều loại phụ gia có cùng công năng. Việc phối trộn tương đối thủ công dẫn đến không đảm bảo độ đồng đều. Đồng thời, một số cơ sở chưa thực sự chấp hành nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của các cơ quan chức năng về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm. 

Vì vậy, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, trong thời gian tới ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức tới các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, đặc biệt trong bảo quản, sơ chế, chế biến sau thu hoạch.

Đồng thời đẩy mạnh công tác hậu kiểm, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Chủ động phối hợp với các lực lượng liên ngành (công an, quản lý thị trường…) thu thập thông tin (nguồn tin phản ánh từ người dân, thông tin truyền thông…) đối với các vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn để tiến hành điều tra, xác minh, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đăng ngày 24/05/2023
NTN @ntn
Nguyên liệu

Đầu ra cho ốc hương thương phẩm hiện nay

Ốc hương thương phẩm là mặt hàng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng ở cả nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, đầu ra của ốc hương không ổn định luôn là vấn đề khiến người nuôi lo lắng.

Thu hoạch ốc
• 11:36 15/09/2023

Những lưu ý khi sử dụng thức ăn đạm cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Nhiều quan điểm khác nhau, liên quan sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù có khác nhau về quan điểm, thì đích đến của vấn đề vẫn là mục tiêu tối ưu hoá sử dụng thức ăn, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu Protein (đạm) của tôm.

Tôm thẻ
• 11:32 14/09/2023

Sử dụng hay lạm dụng kháng sinh trong thủy sản

Mặc dù trong nuôi trồng thủy sản, bắt buộc người nông dân phải sử dụng một số loại kháng sinh để phòng bệnh cho tôm, cá. Tuy nhiên, người nuôi phải sử dụng đúng liều lượng. Bởi nếu vượt mức cho phép, có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng thủy sản không đạt tiêu chuẩn.

Kháng sinh
• 10:30 09/09/2023

Việt Nam nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thức ăn thủy sản do thiếu nguồn cung

Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực thức ăn dành cho nuôi biển nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào cá biển chứ chưa có thức ăn dành cho những vật nuôi khác. Do thiếu thức ăn phục vụ nuôi biển, nên hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 180.000 - 200.000 tấn thực phẩm dành cho ngành thuỷ sản từ các thị trường như Đài Loan, Thái Lan...

Nuôi trồng thủy sản
• 12:55 08/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 05:24 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 05:24 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 05:24 23/09/2023

Sinh nhật 2 tuổi Sàn thương mại điện tử dành cho ngành thủy sản - eShop

Quý khách hàng có thể tận hưởng và lan tỏa niềm vui mua sắm các sản phẩm về thủy sản đến các bạn nuôi xung quanh với loạt sản phẩm thương hiệu giảm sâu, miễn phí vận chuyển cho đơn dưới 22kg, cùng các cơ hội trúng thưởng lớn, voucher lên đến 200,000đ từ eShop.

Sinh nhật Farmext eShop
• 05:24 23/09/2023

Ngành tôm khó khăn nhất do nuôi nhỏ lẻ

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 2,2 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực để phục hồi nhưng việc nắm cơ hội để phát triển vẫn gặp khó khăn lớn ở thực trạng nuôi nhỏ lẻ.

Ao nuôi tôm
• 05:24 23/09/2023