Quản lý tốt hệ sinh thái ven biển để hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu

Để làm giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi của tình trạng ấm lên toàn cầu, chúng ta cần tập trung vào việc quản lý các nơi lưu trữ carbon. Đó chính là các môi trường ven biển, nơi mà các loài thực vật sinh sống.

Quản lý tốt hơn các hệ sinh thái ven biển giúp làm giảm tình trạng ấm lên toàn cầu.
Hệ sinh thái ven biển có vai trò quan trọng làm giảm tình trạng ấm lên toàn cầu.

Atwood là một nhà sinh học đến từ Đại học bang Utah nói rằng: “Để chống lại biến đổi khí hậu, chúng ta không chỉ cần phải cắt giảm phát thải khí CO2 mà cũng cần phải bảo vệ và khôi phục các bồn chứa carbon tự nhiên, đó là các vùng đầm lầy ven biển”.

Mặc dù các hệ sinh thái thực vật ven biển chỉ chiếm 0,2% bề mặt đại dương, nhưng chúng đóng một vai trò to lớn trong việc nắm bắt và duy trì lượng carbon toàn cầu.

hệ sinh thái thực vật ven biển

Theo đó, sự cô lập sinh học trong môi trường ven biển có thực vật sinh sống, một quá trình hấp thụ khí CO2 trong không khí và lưu giữ nó trong hàng thiên niên kỷ trong đất ở biển (gọi là carbon xanh), đang nổi lên như là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để lưu trữ carbon dài hạn.

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu làm thế nào để gia tăng sự cô lập carbon xanh. Trước đây, các nhà quản lý tài nguyên đã dựa vào thực hành quản lý tốt nhất để bảo vệ và phục hồi môi trường sống ven biển của các loài thực vật. Hiện nay, các nhà nghiên cứu lý luận rằng kết hợp chặt chẽ chiến lược quản lý cấp lưu vực, cùng với duy trì các loài thực vật tuyến ven bờ biển có thể giúp giữ được tình trạng ấm lên toàn cầu dưới mức 2oC. Các môi trường ven biển này có tính đa dạng cao, bao gồm: cỏ biển, bãi triều lầy (tidal marsh) và các loài cây ngập mặn. Chúng cung cấp những cơ hội tốt nhất để hấp thu và lưu giữ carbon lại ở biển.

Có ba quá trình chính liên quan đến môi trường ảnh hưởng đến sự hấp thu carbon xanh: đầu vào dinh dưỡng, cải tạo sinh học (bioturbation) và thủy học (hydrology). Khi các quá trình này bị thay đổi bởi các hành động của con người, ví dụ như sự phú dưỡng các hệ sinh thái ven biển, có thể dẫn đến lượng lớn khí CO2 và mê-tan được thải vào bầu khí quyển. Quản lý ba quá trình này đem lại lựa chọn tốt nhất với khả năng lưu trữ carbon dài hạn.

Atwood nói rằng: “Các vùng đầm lầy ẩm ướt có một khả năng kỳ lạ để lưu trữ carbon dài hạn. Nghiên cứu này nhấn mạnh có ba cách để mà chúng ta có thể bảo vệ và cải thiện khả năng này”.

Cô và các đồng tác giả chứng minh rằng những hoạt động này có tiềm năng làm thay đổi sâu sắc tỷ lệ tích tụ và giữ lại carbon trong các vùng ven biển, nơi có các loài thực vật sinh sống trên khắp thế giới.

Theo Phys.org
Đăng ngày 23/05/2017
CTV ĐÀO MINH Lược dịch
Môi trường
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 10:37 30/05/2023

Chủ động phòng chống thiệt hại do nắng nóng trên cá nước ngọt

Hiện nay, thời tiết diễn biến tương đối phức tạp và thất thường, nhiệt độ tăng cao, có ngày lên đến 39 – 40 độ làm ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản.

Ao cá
• 11:03 29/05/2023

Tăng cường quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Năm 2023, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bình Định triển khai nhiều hoạt động, trong đó tập trung công tác kiểm tra và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm (ATTP).

Cho cá ăn
• 12:01 20/05/2023

Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng nặng 3 kg về biển

Đồi mồi có tên khoa học Eretmochelys imbricata là một trong năm loài rùa biển hoang dã, quý hiếm trong Sách Đỏ thế giới và Việt Nam, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Đồi mồi
• 13:34 16/05/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 06:04 01/06/2023

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 06:04 01/06/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 06:04 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:04 01/06/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 06:04 01/06/2023