Quan tâm bảo tồn đa dạng sinh học biển

Khánh Hòa là một trong những địa phương có đa dạng sinh học (ĐDSH) biển. Tuy nhiên, ĐDSH biển Khánh Hòa đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức.

đa dạng sinh học biển
Vùng biển Khánh Hòa có tính đa dạng sinh học cao

Đa dạng sinh học biển

Các nghiên cứu gần đây của Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy tính ĐDSH biển Khánh Hòa rất cao. Tuy diện tích rừng ngập mặn của tỉnh bị thu hẹp chỉ còn hơn 104ha nhưng có đến 34 loài cỏ biển. Thảm cỏ biển cũng ghi nhận có 12 loài cỏ biển với diện tích hơn 1.800ha. Ngược lại, hệ sinh thái thảm cỏ biển cũng rất đa dạng về thành phần nguồn lợi như: 134 loài cá, 40 loài giáp xác, 23 loài thân mềm, 10 loài da gai...

Rạn san hô - nơi các loài sinh vật thích nghi, trú ngụ, sinh sản... cũng ghi nhận tính đa dạng về thành phần loài. Theo Tiến sĩ (TS) Võ Sỹ Tuấn - Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cá sống trong các rạn san hô có thành phần rất đa dạng. Trong đó, họ cá thia, cá bàng chài và cá bướm có số lượng loài nhiều nhất. Các họ cá có giá trị thực phẩm cao như: cá mú, cá hồng, cá kẽm, cá hè, cá bò cũng khá đa dạng. Mật độ cá rạn dao động từ 400 đến 900 cá thể, trung bình 653 cá thể/500m2, chủ yếu cá có kích thước bé.

Về sinh vật quý hiếm, chỉ riêng vịnh Nha Trang có 11 loài thú biển, phổ biến là loài Sousa chinensis và Steno bredanensis, ngoài ra còn có 2 loài rùa biển là vích và đồi mồi. Các nhóm sinh vật đáy ưu thế biển sâu cũng rất đa dạng. Giáp xác gồm: Isopods và Amphipods 30 - 50%; giun nhiều tơ 40 - 80%; hải sâm kích thước lớn 30 - 80%... Ngoài ra, còn có các loài sao biển, cầu gai, hải miên, hải quỳ...

Thách thức trong công tác bảo tồn

ĐDSH biển hứa hẹn mang lại nguồn lợi kinh tế biển rất lớn. Theo TS Võ Sỹ Tuấn, du lịch biển tại vịnh Nha Trang mang lại nguồn lợi mỗi năm ít nhất 600.000 USD với nhiều loại hình như: tắm biển, bơi lặn, câu cá, thư giãn... Mặt khác, hoạt động nuôi trồng gắn với các đối tượng như: tôm sú, tôm hùm, cá mú, cá hồng..., có thể mở rộng nhiều đối tượng khác như: cá khoang cổ, cá ngựa, cầu gai, hàu, vẹm xanh... Ngoài ra, các sinh vật biển còn là nguyên liệu để xử lý ô nhiễm, chiết xuất các hoạt chất kháng ung thư, phát triển công nghiệp dược phẩm...

Tuy nhiên, ĐDSH biển Khánh Hòa đang đứng trước nhiều nguy cơ, đặc biệt là tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, nạn khai thác hủy diệt (bằng chất nổ, xung điện, giã cào...) đã làm giảm tính ĐDSH. Các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa như: bò biển, rùa biển bị khai thác làm thực phẩm, mỹ nghệ; nguy cơ biến mất của nhiều loài quý hiếm do khai thác quá mức hay thay đổi môi trường sống, ô nhiễm từ các hoạt động vận tải, đánh bắt cá, tràn dầu... Rạn san hô và thảm cỏ biển suy thoái do trầm tích của quá trình phát triển vùng ven bờ; du lịch lặn thám hiểm đáy biển làm gãy nát rạn san hô. Ngoài ra, phát triển ao đìa nuôi tôm làm thu hẹp rừng ngập mặn...

Để bảo tồn ĐDSH, theo TS Nguyễn Văn Long (Viện Hải dương học Nha Trang), cần xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý hiệu quả tài nguyên ĐDSH; thiết lập, phân vùng chức năng và xây dựng phương án quản lý phù hợp; thiết lập mạng lưới các khu bảo tồn quy mô nhỏ và đa dạng hóa phương thức quản lý. Bên cạnh đó, phục hồi hệ sinh thái và tạo điểm đến mới cho khách du lịch; nâng cao nhận thức và trách nhiệm các bên liên quan về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; giám sát và đánh giá hiệu quả tài nguyên thiên nhiên...

Báo Khánh Hòa, 07/08/2015
Đăng ngày 08/08/2015
P.l
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Các tỉnh ven biển chủ động phòng tránh thiên tai sạt lở

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu.

Ven biển
• 10:51 15/04/2025

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Quản lý tài nguyên nước thông minh phát triển thủy sản

Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&MT làm việc với Viện Khoa học Tài nguyên Nước về khoa học công nghệ và lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản trên sông, hồ chứa đã đề cập vấn đề quản lý tài nguyên nước thông minh. Đây là vấn đề thời sự đang được nỗ lực thực hiện ở một số địa phương.

Lồng bè
• 17:36 30/04/2025

Cá nóc ăn snack sò: Cư dân mạng rén nhẹ vì răng “thỏ” mà cắn vỡ cả vỏ!

Một đoạn video ghi lại cảnh một chú cá nóc cảnh thưởng thức món snack sò đã bất ngờ thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Không chỉ vì sự đáng yêu của chú cá, mà chính là khả năng "nghiền nát" vỏ sò cứng cáp bằng đôi răng thỏ tưởng chừng vô hại của mình – điều khiến người xem vừa bất ngờ vừa… có phần "rén".

Cá nóc
• 17:36 30/04/2025

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 17:36 30/04/2025

Cá rô phi Việt Nam bức phá tại thị trường Mỹ

Trong ba tháng đầu năm 2025, cá rô phi Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo thông tin từ các nguồn xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ đã đạt gần 14 triệu USD, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 131% so với cùng kỳ năm 2024.

Cá rô phi
• 17:36 30/04/2025

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 17:36 30/04/2025
Some text some message..