Quảng Bình: Nhiều hộ nuôi tôm điêu đứng vì tôm chết hàng loạt

Nhiều hộ đầu tư nuôi tôm ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã bị thiệt hại nặng vì tôm chậm lớn và chết hàng loạt.

thu lo vi nuoi tom
Nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hải Ninh bị lỗ hàng trăm triệu đồng

Do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển thời gian qua, các hộ nuôi tôm trên cát tại xã miền biển Hải Ninh đang chịu nhiều hệ lụy. Nhiều hộ đã thiệt hại hàng trăm triệu đồng vì tôm chậm phát triển và bị chết do nhiễm bệnh.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho biết, toàn xã Hải Ninh có 116 hộ nuôi tôm nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 70% hộ nuôi, trong đó có nhiều hộ đầu tư thuê đất nuôi tôm tại huyện Lệ Thủy và huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại nặng nề.

“Thời gian qua nhiều hộ nuôi tôm bị thua lỗ, các hộ nuôi vào thời điểm biển gặp sự cố về môi trường, phải chịu ảnh hưởng do nguồn nước cũng như nắng nóng nên tôm chết nhiều, số còn lại thì phát triển chậm, chính vì thế vừa rồi thu hoạch tôm đạt sản lượng rất thấp”, ông Liệu cho hay.

Anh Ngô Văn Hùng, một hộ thuê đất nuôi tôm tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, cho biết gia đình anh có đầu tư thuê đất nuôi 3 ao tôm với diện tích 1 ha, tuy nhiên vụ vừa rồi tôm chậm lớn trong đó lượng tôm bị chết rất nhiều, vì thế năng suất thu được không cao.

“Vào tháng 3 năm nay, tôi bắt đầu thả tôm giống, thời điểm đó tại Quảng Bình có hiện tượng cá chết hàng loạt, được sự thông báo của chính quyền nên tôi đã dừng cấp nước cho 2 ao tôm, còn 1 ao vẫn cấp nước thì bị thiệt hại 100%, thấy vậy tôi có dùng men vi sinh, nước ngọt để khống chế cho 2 ao còn lại nên có chết ít hơn, tuy nhiên tôm lại rất chậm lớn, vừa rồi cũng bán để thu hồi vốn nhưng không ăn thua, lỗ gần 500 triệu đồng”, anh Hùng buồn bã.

Cũng theo anh Hùng, sản lượng tôm gia đình anh thu về năm nay so với năm ngoái bị giảm hơn một nửa. Trước đây tôm nuôi hơn 3 tháng sẽ đạt sản lượng 60 con/kg, một hồ nuôi có diện tích 3.500 m2 sẽ đạt 9 - 10 tấn. Nhưng năm nay phải đến 180 con mới được 1 kg, một hồ nuôi chỉ được khoảng 3,5 tấn.

Không chỉ anh Hùng mà nhiều hộ nuôi tôm tại xã Hải Ninh cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự. Ông Trương Thanh Duy cho biết, những năm trước ông nuôi tôm rất ít khi bị lỗi, đạt sản lượng khá cao, thế nhưng năm nay bị lỗi nhiều, sản lượng rất thấp, cũng vì thế mà giá tôm bị giảm mạnh.

dung nuoi tom

Các chủ hồ tôm đã quyết định dừng nuôi, đợi cho đến khi nào môi trường nước biển ổn định mới lên phương án để triển khai nuôi vụ mới.

Ông Duy cho biết thêm: “Lúc thả tôm thì tôi thấy rất bình thường, nhưng sau đó khi cấp nước vào thì tôm bắt đầu có hiện tượng mắc bệnh và chết nhiều, tôi nghĩ là do ảnh hưởng từ nước, cũng chính vì thế mà năm nay những hộ nuôi tôm chúng tôi thiệt bị hại rất lớn. Sản lượng không cao mà giá lại thấp, chưa được 100 ngàn đồng/kg, trong khi năm trước hơn 140 ngàn/kg”.

Cũng chính vì tôm bị chết và phát triển chậm, nhiều hộ nuôi tôm tại đây đành phải bán tôm non để tránh lỗ nặng hơn.

Trò chuyện với PV, anh Nguyễn Văn Viết buồn rầu nói: “Tôi cũng có nuôi 3 hồ tôm với tổng diện tích gần 1 ha, nhưng vì thấy tôm chết nhiều và chậm lớn nên tôi đành bán lúc tôm còn nhỏ mong lấy lại được một phần nào đó vốn, nhưng giá thấp quá, chỉ được 40 - 50 ngàn đồng/kg, lỗ nặng lắm”.

Theo nhẩm tính sơ bộ, mỗi chủ hộ nuôi tôm ở xã Hải Ninh năm nay đã bị thiệt hại khoảng 300 – 400 triệu đồng. Các chủ hồ tôm cũng cho biết đã quyết định dừng nuôi, đợi cho đến khi nào môi trường nước biển ổn định mới lên phương án để triển khai nuôi vụ mới.

Báo Dân Trí, 11/08/2016
Đăng ngày 12/08/2016
Tiến Thành - Đặng Tài
Dịch bệnh

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 08:05 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 08:05 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 08:05 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 08:05 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 08:05 27/11/2024
Some text some message..