Quảng Nam: Ao tôm hóa trắng chỉ sau vài ngày

Hàng chục ha nuôi tôm thẻ chân trắng chưa đến thời kỳ thu hoạch bất ngờ chết hàng loạt gây thiệt hại cho các hộ dân tỉnh Quảng Nam trong vụ tôm đầu năm.

tôm chết
Nhiều hồ nuôi tôm sau vài ngày đã chết sạch. Ảnh: L.K

Khoảng nửa tháng qua, các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như Tam Phú, Tam Thăng (TP Tam Kỳ), Duy Vinh, Duy Nghĩa, Duy Thành (Duy Xuyên) vô cùng lo lắng trước hiện tượng tôm bất ngờ chết hàng loạt. Theo các chủ hồ, hiện tượng tôm chết xảy ra nhất nhanh, chỉ sau vài ngày là đã “trắng hồ”.

Anh Trần Văn Nhật (trú xã Tam Phú, TP Tam Kỳ) cho biết, vụ nuôi này anh thả hơn 1 triệu tôm giống xuống 5 hồ nuôi của gia đình. Thế nhưng, vài ngày trước, tôm trong các hồ bất ngờ có biểu hiện chết, lúc đầu chỉ 1 số ít nhưng sau vài ngày thì toàn bộ số tôm nuôi đều chết sạch.

“Thấy là tôm chết nhưng không có cách nào để chữa trị cả. Vì tất cả ao nuôi tôi mới chỉ thả tôm được gần 1 tháng nên kích thước còn rất nhỏ, không thể vớt bán để hạn chế được thiệt hại. Tính ra, vụ này riêng tiền giống tôi đã mất hơn 100 triệu đồng, chưa tính tiền thức ăn và các chi phí đầu tư khác. Giờ chỉ còn cách xử lý ao rồi thả nuôi lại lứa khác”, anh Nhật nói.

Tại vùng nuôi tôm xã Tam Phú có đến hàng chục hộ làm nghề nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích hàng chục ha. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, số lượng ao nuôi có tôm chết đã hơn 1 nửa. Đa số tôm bị chết trong các ao của người dân nơi đây đều có biểu hiện chung là hoạt động yếu, biếng ăn, lờ đờ tấp vào bờ, trên thân tôm xuất hiện màu hồng, ban đầu là đốm nhỏ rồi lan nhanh phủ khắp toàn thân.

Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tại đây, những biểu hiện trên là của bệnh đường ruột và hồng thân thường xuyên xuất hiện trên tôm, gây thiệt rất lớn cho họ trong nhiều năm gần đây. “Bệnh hồng thân này dù phát hiện sớm cũng không thể cứu chữa được. Vụ này, với diện tích 2.000m2 ao nuôi, gia đình tôi cũng thiệt hại mấy chục triệu đồng”, ông Nguyễn Mạnh Tiến (trú thôn Quý Ngọc, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ) chia sẻ.

Được biết, vụ tôm này hầu hết các hộ dân đều bắt đầu thả nuôi từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022. Thời gian thả chưa lâu kèm theo những đợt không khí lạnh kéo dài vừa qua khiến tôm chậm lớn. Do đó, đa số những ao nuôi có tôm chết đều có kích thước rất nhỏ, không thể bán “non” để vớt vát lại chút vốn nào. Chỉ có 1 số ít hồ thả sớm hơn nhưng chỉ bán được với giá rất rẻ từ 30.000 – 50.000 đồng/kg.

Ông Ngô Lê Hoàng Vũ, Cán bộ phụ trách nông nghiệp của UBND xã Tam Phú, TP Tam Kỳ cho biết, theo thống kê mới nhất thì vụ tôm đầu năm 2022, toàn xã có 80ha nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng triều ven sông Trường Giang. Đến nay đã có 50ha tôm bị chết hàng loạt, chủ yếu là bệnh hồng thân. “Bệnh hồng thân xuất hiện trên tôm do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, môi trường và virus. Bệnh này chỉ có thể phòng chứ chưa chữa được nên khi nhiễm là tôm chết. Chúng tôi chờ ngành thủy sản cấp phát Sodium Chlorite 20% để xử lý”, ông Vũ nói.

Ngoài xã Tam Phú, nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng đã xảy ra hiện tượng tôm chết với diện tích tương đối lớn. Trong đó có thể kể đến như xã Tam Thăng (TP Tam Kỳ) với diện tích có tôm bị chết khoảng 42ha; tại huyện Duy Xuyên, 25ha tôm nuôi ở các xã Duy Vinh, Duy Nghĩa, Duy Thành cũng gặp chung tình trạng này.

Bà Hoàng Thị Kim Yến, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi nắm thông tin về việc tôm nuôi trên địa bàn chết hàng loạt, đơn vị đã cử cán bộ đến các hồ nuôi để lấy mẫu. Qua kiểm tra, Chi cục chỉ xác định được 1 mẫu ở xã Duy Vinh là do bệnh đốm trắng. Còn ở các vùng khác thì theo bà Yến, tôm chết là do thời tiết thay đổi.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 25/02/2022
Lê Khánh
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 11:36 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 11:36 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 11:36 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 11:36 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:36 18/02/2025
Some text some message..