Quảng Nam: Dự án nuôi tôm tập trung tại Duy Xuyên: Tạo sức bật mới

Dự án nuôi tôm tập trung tại bãi Hà Đước (nối liền 2 xã Duy Phước, Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) đang được triển khai với kỳ vọng tạo sức bật mới cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn.

nuôi tôm Quảng Nam
Dự án nuôi tôm tập trung được triển khai giúp người nuôi tôm khắc phục các yếu kém hạ tầng vùng nuôi.Ảnh: N.Q.V

Đây là dự án nuôi tôm nước lợ đầu tiên tại Quảng Nam mà cấp huyện tự ứng ngân sách thực hiện. Kỳ vọng hướng đến lợi ích kép: tạo thuận lợi cho người nuôi tại vùng dự án và tạo tiền đề để tập trung hơn 100ha diện tích nuôi tôm đang phân tán trên địa bàn nhằm sản xuất hàng hóa, phục vụ xuất khẩu.

Vùng nuôi khép kín

Theo quy hoạch chi tiết được UBND huyện Duy Xuyên thông qua, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung tại bãi Hà Đước có tổng diện tích hơn 15ha. Trong đó, dự án chia thành 2 phân khu, xã Duy Phước (diện tích là hơn 5,6ha), còn lại thuộc xã Duy Vinh. Về phân lô và bố trí ao nuôi, trên địa bàn xã Duy Vinh có tổng cộng 22 lô, tương ứng 22 ao nuôi tôm. Ông Trần Văn Sành - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Vinh cho biết, để tiện nuôi tôm,  các ao nuôi đều có hình chữ nhật. Các ao lắng chiếm diện tích không nhỏ hơn 15% so với tổng diện tích nuôi tôm còn ao xử lý nước thải chiếm 10% diện tích tổng thể. Cao độ đáy ao, cao độ bờ ao được bố trí thấp dần theo hướng thoát nước để đảm bảo độ dốc cần thiết phục vụ cấp, thoát nước thuận lợi cho ao nuôi tôm.

Tất cả ao nuôi tôm đều phải lót bạt chống thấm. “Vùng nuôi tôm tập trung được huyện thiết kế đảm bảo, chuẩn mực, chưa có vùng nuôi tôm nước lợ nào trên địa bàn tỉnh so được. Các ao chứa lắng, ao xử lý nước thải sẽ giúp cho người nuôi tôm tạo được môi trường nước phù hợp nhất giúp tôm nuôi sinh trưởng nhanh. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường bên ngoài cũng được khống chế, khắc phục tình trạng bệnh lây lan thành dịch tái diễn bấy lâu nay” - ông Sành nói.

Để bảo vệ và tạo thuận lợi cho vùng dự án, huyện Duy Xuyên bố trí hệ thống đê bao, đường giao thông xung yếu. Theo ông Đặng Hữu Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên, đê bao bố trí theo biên phía đông, dọc theo sông, chống sạt lở và đe dọa của lũ lụt. Một hệ thống đê khác bố trí ở phía tây và tây nam kết hợp với đường giao thông, thuận tiện cho sản xuất, đặc biệt là chuyên chở tôm giống cũng như tôm thương phẩm đến kỳ thu hoạch. Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, khu hậu cần, rừng phòng hộ cũng được sắp xếp ngăn nắp. Bà Huỳnh Thị Hường - Chủ tịch UBND xã Duy Phước cho biết, địa phương đang xúc tiến các bước để thành lập các tổ hợp tác nuôi tôm nước lợ. Khi hạ tầng của dự án hoàn thành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nuôi tôm trên địa bàn đấu giá, đầu tư nuôi tôm vào các ao nuôi đã phân lô. “Con tôm thẻ chân trắng rất được giá khi rộng đường xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Với yếu tố hạ tầng đảm bảo cộng với người nuôi đầu tư bài bản, khoa học thì thành công không phải là kỳ vọng quá xa xôi” - bà Hường nói.

Nuôi tôm sạch

Dự án nuôi tôm tập trung tại bãi Hà Đước dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4 tới. Ngay sau đó, Duy Xuyên tổ chức đấu giá các lô nuôi tôm phân sẵn để các nông hộ, các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư nuôi tôm. Theo ông Nguyễn Bốn - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, nuôi tôm sẽ được tiến hành theo phương thức sạch, từ giống tôm cho đến cách nuôi theo hướng VietGAP cũng như thu hoạch tôm thương phẩm. Về mùa vụ, chỉ tiến hành 2 vụ trong năm chứ không nuôi quanh năm như các diện tích nuôi tôm trên cát. Quy trình nuôi tôm được “niêm yết”, áp dụng chung cho tất cả người nuôi là phải xử lý nguồn sạch sẽ, diệt khuẩn bằng các chất Iodin, Bioxide…, sục khí liên tục trong vòng 5 ngày rồi gây màu nước trong 5 ngày tiếp theo. Tôm giống được thả nuôi phải có giấy chứng nhận kiểm dịch, khống chế các mầm bệnh đốm trắng, taura… Khi cho tôm ăn, người nuôi tôm phải ghi nhật ký cụ thể trong các khung giờ. Việc quản lý môi trường nước ao nuôi, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch cũng như vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường phải được thực hiện theo quy chuẩn VietGAP. Đặc biệt, khi tôm nuôi nhiễm bệnh  phải khoanh vùng, khống chế lây lan thành dịch.

Ông Văn Bá Năm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, thực chất của việc nuôi tôm tại khu vực Hà Đước là nuôi tôm công nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn. Các nông hộ đầu tư nuôi tôm đều phải tuân thủ lịch mùa vụ. “Nuôi tôm trước lịch mùa vụ hay gây bệnh và lây lan thành dịch là do thời tiết biến động, tôm nuôi không thích ứng kịp. Chúng tôi công bố lịch mùa vụ rõ ràng trước mỗi vụ nuôi, ai không thực hiện sẽ không cho nuôi. Huyện khuyến khích nông hộ tuân thủ lịch mùa vụ bằng cách hỗ trợ nhiều mặt, trong đó có cấp bù chi phí mua lại tôm giống nếu không may chết đi” - ông Năm nói. Cũng theo ông Năm, huyện Duy Xuyên có 116ha nuôi tôm tuy nhiên bố trí phân tán, manh mún, hạ tầng yếu kém. Chủ trương của huyện là nuôi tôm tập trung, sản xuất hàng hóa lớn nên rất kỳ vọng vào thành công khi nuôi tôm tại Hà Đước. Khi dự án thành công, huyện sẽ đẩy mạnh tích tụ đất đai tại các diện tích phân tán, dồn điền đổi thửa, gom lại để nuôi tôm tập trung. Lúc đó, Nhà nước sẽ lại đầu tư hạ tầng vùng nuôi, kêu gọi đầu tư và triển khai nhiều ưu đãi, khuyến khích sản xuất lớn theo quy mô công nghiệp. Hướng đến cho con tôm là thị trường xuất khẩu rộng lớn.

Người nuôi tôm quyết định thành bại

Theo Phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên, ngành thủy sản địa phương đang phối hợp với Chi cục Thủy sản Quảng Nam, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh cùng các ban ngành của huyện để tổ chức tập huấn, trang bị các kiến thức cần thiết về nuôi tôm theo hướng VietGAP để các nông hộ trên địa bàn tiếp thu, áp dụng. UBND xã Duy Phước và Duy Vinh cũng xây dựng quy chế quản lý khu nuôi tôm tập trung và trực tiếp kiểm tra, giám sát các hoạt động nuôi tôm sạch trên địa bàn. Người nuôi tôm phải kịp thời ngăn chặn, thông tin đến ngành chức năng khi có bệnh trên tôm nuôi để chủ động ứng phó. “Chúng tôi đã rà soát, tập hợp, phân tích, đánh giá đầy đủ về các quy chuẩn nuôi tôm sạch áp dụng cho vùng nuôi tập trung. Khi triển khai nuôi tôm trong thực tế sắp tới, tất cả chỉ trông chờ vào sự năng động, bài bản, cần cù của người nuôi tôm để thành công”, ông Trần Châu Giang - Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên nói.

Quảng Nam Online
Đăng ngày 22/02/2017
Theo Nguyễn Quang Việt
Nuôi trồng

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:11 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 20:07 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 20:07 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 20:07 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 20:07 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 20:07 15/01/2025
Some text some message..