Quảng Nam: Nuôi tôm trên cát trúng lớn

Các nông hộ nuôi tôm lót bạt trên cát bước vào thu hoạch vụ 3 với niềm vui lớn vì được lãi cao.

Quảng Nam: Nuôi tôm trên cát trúng lớn
Nông hộ thu hoạch tôm thẻ chân trắng được nuôi bằng hình thức lót bạt trên cát trong vụ 3 này. Ảnh: QUANG VIỆT

Nông hộ thu lãi lớn

Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đang bước vào kỳ thu hoạch thứ 3. Ông Nguyễn Thanh Hùng ở thôn Đồng Trì, xã Bình Hải (Thăng Bình) rất phấn khởi vì thu được lãi lớn. Đầu tháng 10, gia đình ông đầu tư nuôi 30 vạn con giống tôm thẻ chân trắng trên 3 ao nuôi có tổng diện tích 6.000m2. Sau 3 tháng thả nuôi, tôm phát triển tốt, ông Hùng thu được 2,5 tấn tôm, bán được 400 triệu đồng, lãi hơn 250 triệu đồng. “Đây là vụ nuôi tôm thẻ chân trắng trúng nhất của gia đình tôi. Sợ tôm sinh trưởng chậm trong điều kiện thời tiết không thuận lợi nên tôi nuôi với mật độ tương đối thưa. Sang vụ mới năm 2019, tôi nuôi tôm với mật độ dày hơn nên kỳ vọng sẽ thu được năng suất, sản lượng vượt trội, lãi càng lớn” - ông Hùng nói.

Nông hộ nuôi tôm bằng hình thức lót bạt trên cát ở huyện Núi Thành cũng đang bước vào vụ thu hoạch tôm thứ 3. Ông Nguyễn Hào ở thôn Hòa Bình, xã Tam Hòa chia sẻ, nuôi tôm trên cát quanh năm và có được niềm vui lớn nhờ được mùa lại được giá. Ở vụ nuôi tôm vừa qua, gia đình ông Hào đầu tư nuôi 50 vạn giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích 1ha. Nhờ thường xuyên chăm sóc tôm kỹ càng, ông Hào không phải xử lý những tình huống tôm bị bệnh, bị sốc môi trường. Thu được 5 tấn tôm thương phẩm sau 3 tháng nuôi, ông Hào bán được hơn 700 triệu đồng, lãi xấp xỉ 500 triệu đồng. “Tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm nên tôi phải xử lý kỹ nguồn nước. Tôi chọn mua tôm giống Việt Úc được kiểm dịch tốt dù giá cao hơn mặt bằng chung. Tôi luôn bổ sung vitamin, kháng chất, men vi sinh giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, miễn dịch với biến động môi trường, đặc biệt là rét lạnh kéo dài xem kẽ mưa lớn” - ông Hào nói.

Khuyến khích mô hình nuôi chất lượng

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, nuôi tôm trên cát có nhiều ưu điểm hơn nuôi tôm ở vùng triều nhờ hạ tầng vùng nuôi đồng bộ, nguồn nước biển đảm bảo chất lượng, hộ nuôi đầu tư lớn, có trách nhiệm bảo vệ môi trường chung nên tôm nuôi sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi, lớn nhanh, đạt năng suất, sản lượng cao. Thời điểm này, nguồn cung ít, giá tôm thương phẩm đạt cao. “Thương lái rất khó ép giá đối với sản phẩm tôm nuôi bằng hình thức lót bạt trên cát nhờ nông hộ áp dụng quy trình kỹ thuật tốt, không sử dụng kháng sinh, tôm chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhiều nông hộ bán tôm thương phẩm với giá từ 150 nghìn đồng/kg trở lên nên giá trị kinh tế thu được rất lớn” - bà Tâm nói.

Chi cục Thủy sản Quảng Nam khuyến cáo, sau khi thu hoạch tôm nuôi vụ 3, nông hộ nên phơi ao một thời gian để ổn định lại các yếu tố môi trường. Quá trình cải tạo ao nuôi cần đồng bộ các bước, tẩy rửa sạch các yếu tố mầm bệnh bám vào bạt quanh ao nuôi tôm. Các bờ ao cũng cần gia cố kỹ càng, khống chế xâm nhập của các yếu tố gây hại từ bên ngoài. Ngành thủy sản khuyến khích nông hộ nuôi tôm cần tiếp tục sử dụng men vi sinh, nói không với kháng sinh, hóa chất để tôm nuôi sinh trưởng tốt, chất lượng đảm bảo. “Qua khảo sát để đúc rút kinh nghiệm, chúng tôi khuyến cáo nông hộ nên nuôi tôm qua 2 giai đoạn. Sau khi mua tôm giống từ các công ty uy tín và được kiểm dịch kỹ càng, nông hộ nên bố trí vào ao ương nuôi độ 1 tháng với chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt để tôm nâng cao sức đề kháng, quen với môi trường mới. Sau đó, chuyển tôm qua giai đoạn 2, nuôi thương phẩm, mật độ dày mỏng tùy theo diện tích ao nuôi, chế độ cung cấp, xử lý nguồn nước cũng như dinh dưỡng, chăm sóc của từng hộ” - bà Phạm Thị Hoàng Tâm nói.

Theo ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ngành khuyến khích nuôi tôm trên cát bởi nông hộ hay các doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm bài bản, xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường bên ngoài, áp dụng công nghệ cao, đặc biệt là nuôi công nghiệp theo hướng hàng hóa phục vụ xuất khẩu. “Quảng Nam chưa phải là “thủ phủ” của ngành tôm cả nước nhưng thời gian qua đã tiến bộ vượt bậc. Điểm nhấn là kiểm soát toàn bộ hệ thống nuôi tôm với cách sắp xếp, bố trí hợp lý, gọn gàng, liên hoàn từ nguồn nước, xử lý ao nuôi, ao lắng, thức ăn, bổ sung khoáng chất, vi sinh cho đến trữ nước, ao chứa chất thải, xử lý chất thải. Các cách thức nuôi tôm tiến bộ, thu lãi lớn sẽ được khuyến khích nhân rộng  cũng như thu hút doanh nghiệp đầu tư trong thời gian đến” - ông Ngô Tấn nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 02/01/2019
Việt Nguyễn
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 22:39 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 22:39 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 22:39 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 22:39 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 22:39 22/11/2024
Some text some message..