Quảng Ngãi: Nông dân “chết đứng” vì cá chẽm

100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Cá chẽm quá thời gian xuất bán được gần 2 tháng nhưng vẫn chưa có người mua.
Cá chẽm quá thời gian xuất bán được gần 2 tháng nhưng vẫn chưa có người mua.

Giá rớt thê thảm, cá vẫn ế

Tính đến thời điểm này dù số cá chẽm nuôi qua thời gian xuất bán gần 2 tháng nhưng không một ai nuôi cá chẽm ở Tịnh Kỳ bán được con nào dù hàng trăm lần gọi điện chào hàng. “Giá cá hiện chỉ còn 45.000 đồng/kg, chưa bằng 1/2 so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chúng tôi vẫn không bán được”- anh Nguyễn Hồng Thành, một hộ nuôi cá chẽm, rầu rĩ.

Dù không bán được nhưng người nuôi vẫn phải tốn tiền mua thức ăn nuôi cá vì chỉ cần bỏ đói một vài hôm là cá chết sạch, coi như mất trắng. Vì vậy, 100 hộ này phải thức đêm canh giữ, trả tiền điện, mua dầu chạy máy để sục khí cho cá chẽm. Mỗi ngày, số hộ nuôi cá chẽm ở đây phải chi từ 2-3 triệu đồng/hộ để mua thức ăn cho cá. 100 hộ dân nuôi cá chẽm của Tịnh Kỳ như ngồi trên đống lửa.

Theo chính quyền Tịnh Kỳ thì hơn 3 năm trước, sau một thời gian dài lận đận với con tôm dịch bệnh, nhiều hộ dân ở địa phương chuyển sang nuôi cá chẽm. 2 vụ nuôi sau đó (năm 2010-2011 và 2011-2012), thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ vật nuôi này khá cao nên vụ nuôi 2012-2013, nhiều hộ khác đã đầu tư để nuôi.

So với con tôm, chi phí nuôi cá chẽm không kém gì mấy. Tuy nhiên bù lại lợi nhuận cao. Ông Võ Hướng- một nông dân nuôi cá chẽm cho biết: Với 3 ao nuôi, tổng diện tích khoảng 8.000m2 của gia đình, không tính công trông nom và chăm sóc, chỉ tiền mua con giống và thức ăn từ khi thả đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng (từ tháng 8 năm trước đến khoảng tháng 3 năm sau) là 300 triệu đồng. Khi đó trọng lượng cá sẽ đạt bình quân 1kg/con. Nếu với giá mua năm trước từ 85.000-100.000 đồng/kg, thì lãi từ 150-200 triệu đồng. Còn nếu như hiện nay thì lỗ gần 100 triệu đồng.

Rủi ro chồng chất

Hiện đến thời điểm này dù quá thời gian thu hoạch gần 2 tháng nhưng vẫn chưa có hộ nào bán được vì không có ai mua.

Ngoài nỗi lo không biết bao giờ mới bán được cá, một nỗi ám ảnh khác đang đè nặng lên vai người nuôi cá chẽm Tịnh Kỳ đó là mất điện. Ông Lê Nông, một hộ nuôi khác, cho biết: Để đầu tư kéo điện về đến hồ chạy máy sục khí cho cá, mỗi hộ phải tiêu tốn từ 40-70 triệu đồng. Tuy nhiên hơn 1 tháng qua không hiểu sao điện chập chờn và quá yếu nên quạt chạy không nổi làm cháy 30 mô tơ của người nuôi. Theo đó, cá nuôi nhiều hộ bị thiếu oxy chết nổi đầy hồ. Vì vậy nhiều người đành phải bỏ tiền mua máy về để phòng hờ.

Tại buổi làm việc với Báo NTNN vào trưa ngày 6.6, ông Võ Minh Vương - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, cho biết: Vụ năm 2013 có 100 hộ nuôi, tăng gần 40 hộ so với vụ trước, với tổng diện tích ước khoảng 30ha, tổng sản lượng ước đạt khoảng 4.000 tấn. Theo đó người ít nhất diện tích nuôi khoảng 1.000m2, nhiều nhất lên đến 20.000m2.

Hiện đến thời điểm này dù quá thời gian thu hoạch gần 2 tháng nhưng vẫn chưa có hộ nào bán được vì không có ai mua. Cùng với gửi văn bản cho huyện và tỉnh, xã cũng đã đánh tiếng nhờ số thương lái hải sản tìm nơi tiêu thụ giúp. Thế nhưng vẫn chưa thấy họ trả lời gì. Ngay mô hình nuôi cá chẽm điểm do khuyến ngư tỉnh triển khai tại hộ ông Cao Văn Quang, trên diện tích 5.000m2, dù đã tổng kết hơn 1 tháng, nhưng hiện vẫn chưa bán được. 

Dân Việt
Đăng ngày 08/06/2013
công xuân
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:25 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 14:25 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 14:25 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 14:25 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 14:25 30/11/2024
Some text some message..