Quảng Ngãi: Nuôi cá biển ngoài vùng quy hoạch trăm bề rủi ro

Tận dụng tiềm năng mặt nước biển, người dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn và Đức Phổ đã phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản lồng bè. Năm 2017, toàn tỉnh có khoảng 8ha, chủ yếu là nuôi tôm hùm, hàu, với sản lượng trên 900 tấn. Tuy nhiên, việc nuôi này chủ yếu ồ ạt ngoài vùng quy hoạch, nên đã gây ô nhiễm môi trường biển và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Quảng Ngãi: Nuôi cá biển ngoài vùng quy hoạch trăm bề rủi ro
Cá chết bất thường, khiến nhiều hộ dân nuôi thủy sản lồng bè ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) bị thiệt hại nặng.

Năm 2018, ngoài 2ha ở huyện Lý Sơn, các huyện Bình Sơn và Đức Phổ không được tỉnh quy hoạch vùng nuôi thủy sản trên biển. Thế nhưng, tại khu vực cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ), nhiều hộ dân vẫn thả nuôi với quy mô lớn. Theo Phòng NN&PTNT huyện Đức Phổ, dưới chân cầu Thạnh Đức hiện có hàng trăm lồng bè nuôi thủy sản, chủ yếu là cá bớp, tôm hùm, cá mú và hàu. Mặc dù địa phương và ngành chuyên môn đã tuyên truyền, vận động và cảnh báo những rủi ro, nhưng người dân vẫn bất chấp, tiếp tục thả nuôi.

“Điều này không chỉ ảnh hưởng đến luồng lạch và việc qua lại của tàu thuyền dưới chân cầu Thạnh Đức, mà còn khiến người dân đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là tình trạng thủy sản bị bệnh, chết”, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đức Phổ Nguyễn Tấn Lái cho biết.

Mới đây, hàng loạt các loại thủy sản tự nhiên và trên 100 lồng bè thủy sản của 30 hộ dân ở xã Phổ Thạnh bị chết bất thường, thiệt hại hàng tỷ đồng. Theo nhận định ban đầu của ngành chuyên môn, nguyên nhân có thể là do môi trường biển bị ô nhiễm.

“Không nuôi thủy sản lồng bè thì chúng tôi cũng chẳng biết làm gì để có thu nhập. Biết là có nguy cơ thiệt hại cao, nhưng cũng đành phải thả nuôi thôi”, ông C.X.N, thôn Thạch Bi nói. Cũng theo ông N, việc người dân phớt lờ khuyến cáo, “đánh cược” để nuôi thủy sản lồng bè là do thời gian thu hoạch thủy sản thường rơi vào khoảng trước và sau tết Nguyên đán, nên giá bán cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nuôi.

Chính vì vậy, mùa mưa, bão năm nào cũng có hàng chục hộ rơi vào cảnh trắng tay, vì các lồng bè thủy sản bị mưa bão nhấn chìm, cuốn trôi ra biển. Mùa mưa, bão chuẩn bị đến, nhưng nhiều hộ nuôi thủy sản lồng bè trên biển vẫn bất chấp cảnh báo của ngành chức năng, tiếp tục thả giống để nuôi... Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, nếu người dân nuôi thủy sản lồng bè ngoài khu vực quy hoạch, thì khi bị thiệt hại do mưa, bão sẽ không được nhà nước hỗ trợ. Biết vậy, nhưng do hiệu quả kinh tế cao nên người dân vẫn đầu tư vốn để nuôi, trong khi chính quyền địa phương chưa có giải pháp để chấn chỉnh.

Nuôi thủy sản lồng bè không nằm trong vùng quy hoạch sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị thiệt hại kinh tế rất lớn, gây ô nhiễm môi trường ven biển, ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và hậu cần nghề cá địa phương. Do đó, các ngành chức năng cần nghiên cứu có chế tài xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 14/09/2018
Thanh Phong
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 11:45 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:45 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 11:45 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 11:45 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 11:45 20/12/2024
Some text some message..