Quy Nhơn: Rong sụn tạo sinh kế mới và mở hướng nuôi biển

Để tạo ra sinh kế mới, phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản trên biển, giảm cường lực khai thác ở vùng ven bờ, phục vụ phát triển du lịch bền vững, giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, mô hình trồng rong sụn đã được giới thiệu với ngư dân ở xã bán đảo Nhơn Hải (TP Quy Nhơn).

Rong sụn
Đoàn Bình Định thăm khu vực thực tế canh tác tại sông Cầu, Phú Yên. Trong ảnh, các nhân viên của công ty ông Lê Trung Vinh đang cắt tách rong sụn từ chùm lớn thành các chùm nhỏ và cột vào dây để tiếp tục nuôi dưỡng cho phát triển ( nhân giống sinh dưỡng).

Vừa qua ngày 22.4, sau giai đoạn trồng thử tương đối thành công, Đoàn công tác Bình Định tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình trồng rong sụn do Tiến sĩ Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản làm trưởng đoàn đã có mặt huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 

Hơn nữa, các thành viên trong đoàn ngoài đại diện các hộ tham gia triển khai mô hình còn có nhiều chuyên gia của Hiệp hội Thủy sản, Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn, Trung Tâm khuyến nông tỉnh, các HTX thủy sản của TP Quy Nhơn và Tổ chức cộng đồng 4 xã/phường Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và Ghềnh Ráng.

Toàn bộ số rong sụn giống sử dụng ở mô hình đang thí điểm ở Nhơn Hải do Công ty DBLP của tỉnh Phú Yên hỗ trợ. Hiện nay, Công ty DBLP đang hợp tác với Trung tâm Giống Nông Nghiệp tỉnh Phú Yên vận hành phòng thí nghiệm nuôi cấy mô vi nhân giống rong biển tại Trạm Thủy Sản đặt tại xã An Hòa Hải, huyện Tuy An.

Theo định hướng phát triển trong giai đoạn 2023 - 2025, DBLP sẽ phối hợp với huyện Tuy An xây dựng vùng nguyên liệu rong sụn theo chuỗi giá trị khép kín: Sản xuất giống - Trồng rong sụn thương phẩm - Bao tiêu/Chế biến, trong đó sẽ thành lập HTX rong sụn để làm cơ sở lao động của chuỗi.

Ông Đỗ Linh PhươngÔng Đỗ Linh Phương, GĐ Công ty DPLB, giới thiệu và phổ biến kiến thức, quy trình từ công đoạn sản xuất giống, nuôi ươm giống rong sụn với đoàn công tác Bình Định. Ảnh: Ái Trinh

Trong khuôn khổ chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm đoàn đã đến thăm, tìm hiểu quá trình sản xuất và ươm giống rong sụn tại xưởng sản giống, ươm nuôi giống; khảo sát thực tế khu vực trồng rong sụn tại TX Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên.

Theo ông Đỗ Linh Phương, Giám đốc Công ty DPLB, để trồng được rong sụn, cần có 3 yếu tố chính: Khu vực ương giống, nguồn lao động thường xuyên ổn định, vốn để đầu tư khu trại trên bờ để lưu trữ và ương dưỡng giống, dàn lưới, phao HDPE. 

Kết quả khảo sát tại xã Nhơn Hải của DBLP cho biết Nhơn Hải chưa có nơi ương giống, vì vậy ở giai đoạn ban đầu phía BDLP sẽ cung cấp giống. Khi cây rong đã trưởng thành mọi việc khá đơn giản nhưng giai đoạn ban đầu người trồng rong phải tập trung, nghiêm túc với công việc vốn không đơn giản.

Mô hình rong sụnCơ sở sản xuất và ương dưỡng giống rong sụn tại tại Trạm Thủy Sản đặt tại An Hòa Hải, huyện Tuy An, Phú Yên. Ảnh: Ái Trinh

Từ mô giống rong sụn đến khai thác thương phẩm phải mất 9 tháng, trong đó khâu đầu tiên ương chính là khâu phải cẩn thận nhất từ giống mô mầm lên cây trẻ. Giai đoạn này rong phát triển chậm từ 2.5 - 3 tháng mới đạt kích thước 7 - 10 cm. Độ mặn trồng rong sụn tốt nhất dao động từ 30-33%.

Tiến sĩ Trần Văn Vinh chia sẻ, trong định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản, tỉnh Bình Định sẽ ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản ven bờ để thu hẹp đội tàu đánh bắt gần bờ, đồng thời tạo sinh kế mới cho nhóm ngư dân phải lên bờ này. Trong định hướng đó, trồng rong sụn là một trong những đối tượng nuôi trồng có thể tạo sinh kế mới. 

Việc tổ chức đoàn tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm mô hình trồng rong sụn tại tỉnh Phú Yên của đoàn công tác tỉnh Bình Định, nhằm tìm hướng phát triển kinh tế  thủy sản phù hợp. Áp dụng vào trong thực tiễn tỉnh nhà, góp phần nâng cao giá trị và phát triển một cách bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.

Rong sụnRong sụn được cột dây và treo dọc trên biển, phát triển tự nhiên. Ảnh: Ái Trinh

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết, vùng biển Nhơn Hải có tiềm năng phát triển nghề trồng rong thương mại và phát triển du lịch. Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản (TCCĐ BVNLTS) xã Nhơn Hải trồng thử nghiệm 10.000 cây giống rong sụn do Công ty DBLP cung cấp. Sau khi đem ra ngoài biển trồng được 1 tuần, mô giống rong sụn đã mọc mầm và lớn gấp đôi.

Bà Nguyễn Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản chia sẻ, san hô phục hồi tốt và rong sụn phát triển ổn định chứng tỏ cách làm của Bình Định là đúng hướng. Mô hình mà tỉnh tiên phong đầy tiềm năng, mở ra một tương lai về phát triển sinh kế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái bền vững. 

Một điểm đáng lưu ý là khi đạt đến mức trưởng thành, liên kết diện rộng và không cần lưới bảo vệ nữa, những cánh đồng rong sụn sẽ thu hút rất nhiều tôm cá đến quần cư. Khi đó cơ hội cho phát triển du lịch câu cá, ngắm cảnh, thư giãn, tham quan trong cánh đồng rong là rất lớn.

Trồng rong sụnTrồng thí điểm rong sụn tại Khu vực biển Hòn Khô nhỏ xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn

Nhơn Hải đã làm được việc với bảo vệ san hô, bảo vệ rùa biển thì việc phát triển nghề trồng rong sụn nằm trong khả năng. Chi phí đầu tư ban đầu cho nuôi trồng rong sụn tương đối thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, thị trường tiêu thụ rong sụn tương đối ổn định và mang tính lâu dài và giá trị toàn diện khi kết hợp với du lịch, thương mại hóa dải sản phẩm sử dụng. 

Rong sụn là một loài rong biển có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần dinh dưỡng có trong rong sụn chủ yếu là chất khoáng, Vitamin A, B2, C, Canxi, I ốt, …chính vì vậy rong sụn rất tốt cho cơ thể con người và có thể chữa một số bệnh như huyết áp cao, táo bón, bưới cổ.

Ngoài ra, rong sụn có thành phần  Carrageenan chiếm 40% có tính tạo đông,  làm dai, ổ nhủ, kết dính, …rất cần thiết trong sản xuất các mặt hàng công nghiệp khác nhau như mỹ phẩm, dược phẩm, dệt, công nghệ sinh học, y học và một số chất phụ gia trong chế biển thực phẩm như giò, chả.

Đăng ngày 04/05/2023
Ái Trinh @ai-trinh
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 22:34 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 22:34 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 22:34 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 22:34 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 22:34 28/11/2024
Some text some message..