Quy trình ương dưỡng tôm giống theo hướng an toàn sinh học

Để đảm bảo mùa vụ thành công, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng giới thiệu quy trình ương dưỡng tôm giống theo hướng an toàn sinh học.

Quy trình ương dưỡng tôm giống theo hướng an toàn sinh học
Hiện Vĩnh Châu đã có 549 ha thả nuôi tôm nước lợ.

Quy trình ương dưỡng tôm giống theo hướng an toàn sinh học  

Chuẩn bị bể ương:

Bể ương được rửa sạch sau đó ngâm Chlorine 30ppm trong thời gian 5 -7 ngày, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Xử lý nước: (để diệt tạp và lắng tự các chất hữu cơ lơ lửng)

- Nước đưa vào bể ương tôm giống phải được được xử lý cho trong; có thể sử dụng công thức sau để xử lý nước: thuốc tím 0,5ppm sục khí trong 12 giờ sau đó cho chlorine vào với nồng độ 35ppm sục khí liên tục trong 36 giờ sau đó tắt sục khí, để cho nước lắng trong 12 giờ sau đó tiến hành lọc qua lọc cát; làm như vậy nước sẽ trong và chất lược nước sẽ tốt hơn rất nhiều.

Thả tôm vào bể:

Kiểm tra độ mặn, nhiệt độ nước bể ương và nước trong bao tôm giống nếu có sự chênh lệch thì tiến hành thuần hóa tôm; thời gian thuần hóa nếu nhiệt độ chênh lệc 10oC thì 30 phút; nếu độ mặn chênh lệc 2‰ thì 30 phút.

Mật độ ương từ  30-50con /lít nước

Chăm sóc ấu trùng

- Trong quá trình ương dưỡng sục khí mạnh, đều và liên tục.

- Thức ăn cần cho ăn vừa phải cứ 03 giờ cho ăn một lần (nên cho ăn kèm Artemia xen kẽ)  một cử thức ăn chế biến một cử Artemia;

- Dụng cụ mỗi bể ương phải được sử dụng riêng biệt (ly, vợt, thau chậu….)

- Khách và người chăm sóc khi vào trại phải được khử trùng tay chân để tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào bể ương (hạn chế tối đa người bên ngoài vào khu ương)

- Thay nước: ngày thay 30-50% lượng nước trong bể, nguồn nước thay phải được xử lý bằng thuốc tím và chlorin 35ppm để diệt mầm bệnh và loại bỏ các chất hữu cơ lơ lửng

- Trại ương dưỡng nên nhập tôm giống một lần sau đó xuất hết tôm tiến hành tiêu độc khử trung xong tiến hành nhập đợt mới; không được nhập nối tiếp nhau (tức trong trại lúc nào cũng có tôm xuất và tôm nhập)

 - Định kỳ hàng tuần lấy mẫu xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm (EMS, WSSV…)  nếu kết quả dương tính tiến hành xử lý ngay.

Ông Đào Văn bảy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Trong quá trình ương dưỡng, bà con nuôi tôm cần tuân thủ các giải pháp như sau: Trước khi đưa nước vào bể ương phải đưa nước từ ao lắng lên ao lắng thô, sau đó xử lý nước bằng clorin ở nồng độ là 35ppm để nước kết tủa hết mùn, bã hữu cơ, diệt hết mầm bệnh trong nước. Khi nước đã trong (hết clorin) thì đưa nước từ ao lắng thô lên bể lọc có than hoạt tính hấp thu kim loại nặng để không ảnh hưởng đến tôm, đưa nước lên bể lọc tinh, sau đó đưa nước xuống bể ương được khử trùng tuyệt đối bằng clorin ở nồng độ là 35ppm và ngâm nước từ 5 đến 7 ngày, tiếp đó là đưa nước từ bể lọc vào bể ương, sau đó đưa con Post vào bể ương với mật độ thưa từ 30-50con/m nước, để khâu chăm sóc tôm phát triển được tốt”.

Các bước xử lí khi có ổ dịch xảy ra

     Tiến hành tiêu hủy tôm:

     -Tắt hết hệ thống sục khí.

     -Dùng Chlorin 35ppm cho vào bể.

     -Dùng vải bạt đậy kín 5-7 ngày sau đó vệ sinh bằng nước sạch.

      Trong quá trình nuôi tôm, ngoài việc tuân thủ đúng theo lịch thời vụ thì chất lượng con giống cũng có quyết định không nhỏ trong sự thành bại của cả một vụ nuôi. Do đó, bà con cần lựa chọn mua con giống ở những cơ sở ương dưỡng có uy tín, hạn chế rủi ro dịch bệnh.

THST
Đăng ngày 08/04/2019
Ngọc Thơ - Văn Đại
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 17:39 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 17:39 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:39 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:39 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:39 20/04/2024