Quỳnh Ngọc phát triển nhờ mô hình nuôi cá lồng

Nhiều năm qua, việc phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông Luộc tại xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ) được địa phương đặc biệt quan tâm. Các hộ dân tham gia mô hình đều có thu nhập ổn định, đời sống ngày càng nâng cao.

Quỳnh Ngọc: Được từ nuôi cá lồng
Mô hình nuôi cá lồng ở Tân Mỹ, tỉnh Thái Bình

Đồng chí Phạm Văn Tập, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Với lợi thế 980m chiều dài sông Luộc chảy qua địa bàn xã, tận dụng diện tích mặt nước, một số hộ dân thôn Tân Mỹ đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên sông cho hiệu quả kinh tế cao.

Từ hiệu quả ban đầu thu được, Hội Nông dân xã đã vào cuộc, tích cực vận động hội viên tham gia xây dựng phát triển mô hình. Nhờ vậy, từ 4 lồng cá lúc đầu của 2 hộ, sau 4 năm, toàn xã có 34 gia đình hội viên Hội Nông dân tham gia xây dựng mô hình với số lồng cá đã tăng lên 312 lồng, tạo việc làm cho hơn 300 lao động địa phương với thu nhập khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng. Với lợi nhuận trung bình từ 40 - 50 triệu đồng/lồng cá/năm, kinh tế của các gia đình được cải thiện rất nhiều, đời sống ngày một nâng cao.

Ngoài tuyên truyền, vận động người dân tham gia phát triển mô hình, Hội Nông dân xã còn phối hợp với HTX DVNN xã và các đoàn thể mỗi năm tổ chức từ 6 - 8 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, do đầu tư nuôi cá lồng đòi hỏi chi phí ban đầu lớn (mỗi lồng cá bước đầu phải đầu tư 40 triệu đồng chưa kể tiền đầu tư giống và thức ăn, làm đường đi, dựng nhà chòi để trông coi), Hội Nông dân xã đã đứng ra tín chấp cho các hội viên nuôi cá lồng ở thôn Tân Mỹ vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội. Có kiến thức, được Hội đứng ra tín chấp cho vay vốn, các hội viên nuôi thả cá lồng yên tâm mở rộng sản xuất, phát triển chăn nuôi. Địa phương còn phối hợp với cơ quan chức năng, tạo mọi điều kiện về địa điểm và trật tự, an toàn trên sông, giúp người dân yên tâm lao động sản xuất.


Với mỗi lồng cá, gia đình anh Thăng thu lãi khoảng 45 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Thăng, thôn Tân Mỹ, hiện đang nuôi 10 lồng cá trên sông Luộc cho biết: So với nuôi cá trong ao, hồ, đầm, nuôi cá lồng trên sông có nhiều thuận lợi hơn như: Do tận dụng được môi trường tự nhiên nên chất lượng thịt cá thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng, vì vậy đầu ra của sản phẩm ổn định. Nuôi cá lồng trên sông mật độ nuôi lớn hơn, cá ít xảy ra dịch bệnh, quản lý, chăm sóc, thu hoạch thuận tiện hơn nuôi cá trong ao nước tĩnh. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh bởi nguồn nước sạch, hàm lượng ôxy cao. Ưu điểm nổi bật của nuôi cá lồng là tiết kiệm được diện tích mặt nước, ngoài ra, do nước thay đổi liên tục nên cá ít bị nhiễm bệnh, năng suất cao.

Để nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao, giống là yếu tố quyết định, do vậy các hộ gia đình ở đây thường lựa chọn mua giống rất kỹ, bảo đảm chất lượng. Giống cá được các gia đình lựa chọn nuôi nhiều có: cá diêu hồng, cá lăng, cá trắm đen là các loại cá có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có hộ nuôi cả cá rô phi. Trong quá trình nuôi nên tránh tình trạng thiếu ôxy cục bộ, thường xuyên kiểm tra lồng nuôi cá để phát hiện dịch bệnh và có biện pháp chăm sóc kịp thời.

Anh Thăng cho biết thêm: Lồng cá được làm bằng chất liệu lưới dù, khung thép, típ nước và có các phuy thùng để nâng đỡ các lồng cá nổi trên mặt nước. Thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp (cám viên nổi), cá biển nhỏ và cỏ. Cá nên nuôi với mật độ thưa để hạn chế dịch bệnh và ngột nước xảy ra ở cá. Hiện tại, gia đình thả từ 4.000 - 5.000 con giống/lồng, chủ yếu là cá diêu hồng. Mỗi lồng khi thu hoạch cho sản lượng từ 2,5 - 3 tấn cá. Với giá bán hiện nay tại lồng từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi lồng cho thu lãi khoảng 45 triệu đồng.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quỳnh Ngọc có nhiều triển vọng để nhân rộng mô hình cá lồng trên sông Luộc. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình cá lồng trên sông tại Quỳnh Ngọc vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, chi phí lớn. Nhiều người dân chưa nắm được các kiến thức khoa học kỹ thuật khi nuôi cá trong lồng dễ dẫn đến nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, thời tiết biến động, bất thuận, mùa mưa bão kéo dài, ô nhiễm môi trường nước, làm phát sinh dịch bệnh, tiềm ẩn rủi ro cho người nuôi cá lồng.

Bởi vậy, để phát triển mô hình nuôi cá lồng hơn nữa trong thời gian tới, nhiều người dân cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương đề nghị các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để làm đường giao thông ra các lồng bè; xây dựng các cột trụ để neo lồng cá khi có bão, lũ xảy ra để giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về thủy sản để bà con nắm bắt kịp thời những kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, phát triển nuôi trồng; các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện về nguồn vốn ưu đãi để người dân có thể đầu tư làm lồng, mua con giống, thức ăn cho cá…

Báo Thái Bình
Đăng ngày 14/08/2018
Đào Quyên
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 11:50 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 14:19 02/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

Dự báo giá tôm Việt Nam tiếp tục giảm từ sức ép tôm Ecuador

Doanh số tháng 5/2023 giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái khi sản lượng tôm tiêu thụ sụt giảm sâu. Giá tôm thương phẩm Việt Nam được dự báo còn tiếp tục giảm nhẹ thời gian tới trước sức ép từ tôm Ecuador.

Chế biến tôm
• 21:59 04/06/2023

Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản, nhiều thương lái ép giá tôm của nông dân

Sáng 3/6, người nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) thông tin đến Báo Bạc Liêu về vụ việc bị thương lái ép giá vì cho rằng tôm có hàm lượng chất bảo quản vượt mức cho phép.

Tôm thẻ
• 21:59 04/06/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 21:59 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 21:59 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 21:59 04/06/2023