Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem chúng đã làm những gì cho môi trường nhé!
Đặc điểm của loài rái cá biển
Rái cá biển có tên khoa học là Enhydra lutris, là một loài động vật thuộc họ Chồn.
Rái cá biển sinh sống chủ yếu dọc bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Phạm vi sinh sống của chúng bao gồm phần nước nông ở eo biển Bering và vùng Kamchatka, kéo dài đến vùng biển phía nam Nhật Bản.
Thông thường chúng có cân nặng từ 14-45kg, lông dày quanh năm và được rụng và thay dần chứ không thay một lần và mùa thay lông. Chính vì có bộ lông khá dày nên chúng trở thành con mồi cho những kẻ săn lông thú.
Chúng luôn dành phần lớn thời gian ở dưới nước
Trước năm 1911, Hiệp ước về lông các loài động vật biển đã đưa rái cá biển vào danh sách cần được bảo vệ. Do đó, ngành kinh doanh lông thý đã trở thành ngành kinh doanh phi lợi nhuận và loài rái cá vẫn còn tồn tại cho đến này hôm nay.
Rái cá biển ăn các loại sò và các động vật không xương sống như trai, cầu gai, bào ngư,... Đặc biệt có khả năng sử dụng đá để mở vỏ của các loài này, để ăn cầu gai bao phủ đầy gai bên ngoài, rái cá biển cắn qua phía dưới nơi có gai ngắn nhất và chúng liếm thịt bên trong vỏ con cầu gai.
Không giống như phần lớn những loài động vật biển có vú khác như hải cẩu hay cá voi, rái cá biển không có lớp mỡ giữ ấm ở dưới da. Chúng giữ nhiệt dựa vào lớp không khí giữa lớp lông dày của mình. Chúng luôn dành phần lớn thời gian ở dưới nước trong khi những loài rái cá thông thường lại chỉ ở trên bờ.
Sinh sản của loài rái cá biển diễn ra quanh năm, với đỉnh điểm giữa tháng 5 và tháng 6 trong các quần thể phía Bắc và giữa tháng 1 và tháng 4 trong quần thể phía Nam.
Rái cá biển đã làm gì để chống biến đổi khí hậu
Rái cá biển giúp hệ sinh thái hấp thụ carbon từ bầu khí quyển và lưu trữ chúng ở dạng sinh khối và mảnh vụn chìm dưới đáy biển sâu, tránh tình trạng khí carbon chuyển đổi thành khí CO2 làm gia tăng biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, rái cá ăn nhím biển, tạo điều kiện cho tảo sinh sôi. Sự tuyệt diệt của rái cá biển cho thấy vai trò không thể thiếu của chúng trong việc bảo tồn rừng tảo biển. Các nghiên cứu cho thấy rằng, những nơi không có rái cá biển sinh sống gần như đã chuyển thành sa mạc đáy biển. Ngược lại, ở những khu vực có rái cá biển, tảo bẹ sinh sôi nảy nở, cùng với hệ sinh thái dưới nước đa dạng tìm kiếm thức ăn và lưu trú giữa rừng tảo.
Rái cá biển giúp tảo bẹ sinh sản phát triển tốt hơn
Rái cá biển còn giúp ích cho cỏ biển.
Yếu tố then chốt tạo ra sự khác biệt đó có liên quan đến sự phàm ăn của rái cá biển.
Để có thể duy trì quá trình trao đổi chất quá nhanh của mình, chúng phải liên tục ăn. Một số món ăn ưa thích của chúng là nhum (nhím biển), vốn là loài rất dễ bắt và giàu calories.
Rái cá biển ăn nhiều nhum tới mức số lượng của loài không xương sống kia luôn ở mức thấp tại các khu vực có rái cá biển sinh sống.
Khi rái cá biển biến mất khỏi hệ sinh thái, số lượng nhím biển sẽ tăng lên. Loài nhím biển ăn cỏ này cơ bản sẽ ăn sạch rừng tảo, nhai hết rễ tảo ở đáy biển và khiến cả thân tảo biển khổng lồ trôi dạt đi. Trôi theo đó là hệ sinh thái của rất nhiều loài, như các loài cá, các loài không xương sống và thú có vú khác.
Nhưng sau đó vẫn tiếp tục sống tại đó sau khi ăn sạch rừng tảo bẹ. Chúng bước vào thời kỳ ngủ đông, thi gan chờ đợi những mầm tảo mới mọc, và sau đó thức dậy và tiếp tục ăn sạch tảo non. Loài động vật không xương sống này còn được gọi là "xác sống nhím biển" vì khả năng này. Tuy nhiên, nếu rái cá biển trở lại, chúng sẽ ăn nhiều đến mức kiềm chế số lượng loài này và giúp cho rừng tảo bẹ hồi sinh.
Nhưng loài động vật có vú thường xuyên đói bụng này không chỉ bảo vệ hệ sinh thái tảo biển. Rái cá biển còn giúp ích cho cỏ biển.
Ở những vùng như vậy, rái cá biển hầu như ăn cua. Khi rái cá làm giảm số lượng cua, thì các loài cỏ biển mà cua ăn sẽ tăng trở lại. Các loại sên trần và ốc sên thường không ăn cỏ biển, thay vào đó, chúng dọn dẹp những loại tảo mọc trên cỏ, giúp cỏ biển hấp thụ được thêm ánh mặt trời và phát triển tốt hơn.
Rái cá biển giúp tăng lợi ích tồn trữ carbon
Khi tảo bẹ chết và bị trôi dạt vào bờ biển, carbon bị thải trở lại bầu khí quyển trong quá trình thối rữa. Thế nhưng nếu cây tảo bẹ chết rồi chìm xuống đáy biển, nó có thể không nổi lên mặt nước và vì vậy sẽ phân hủy và tạo ra khí CO2 trong hàng ngàn năm.
Sinh sản của loài rái cá biển diễn ra quanh năm.
Ngoài khả năng bảo vệ rừng tảo, tác động của rái cá biển với cỏ biển cũng giúp cho khí hậu.
Giống như tảo bẹ, cỏ biển hấp thụ carbon khi mọc, và tồn trữ hầu hết carbon ở phần rễ cỏ. Khi phần rễ cỏ biển già chết đi, khí carbon bị chìm dưới cùng trầm tích, và có khi phải hàng trăm năm sau chúng mới trở lại thể khí.