Rộn ràng mùa chem chép

Cách nay trên chục năm, trong một lần cùng đồng nghiệp xuống xã Phước An (huyện Nhơn Trạch) để tìm hiểu cơ sở thực tế của câu ca dao Đồng Nai: “Cá buôi, sò huyết Phước An/Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An”… tôi được nghe ông Tư Nhu (Hồ Văn Nhu, Chủ tịch Hội Nông dân xã lúc bấy giờ, nay đã nghỉ hưu) nói một câu mà tôi cứ nhớ hoài:  “Hình như ông trời thương dân vùng này nên mùa điều chín cũng là mùa chem chép ngon nhất. Chem chép thời điểm này, bắt được con có vỏ cỡ nào thì ruột gần cỡ nấy. Nấu canh chem chép cứ lựa trái điều già (đào lộn hột), giòn mà không chát để nấu thì không cần nêm nếm thêm gia vị gì cả. Cứ vậy mà ăn đến no cũng không muốn thôi!”.

chem chép
Mua bán chem chép ở vựa Tư Lớn. ảnh: B.Thuận

* Món… “trời thương”!

Liền sau đó tôi được ông Ba Trá (Lý Văn Mười) ở ấp Vũng Gấm là một “thổ địa” của vùng sông nước Phước An, lòng chảo Nhơn Trạch tự tay nấu đãi món canh chem chép nấu điều. Nước canh nóng hổi, đậm đà vị ngọt, thơm, béo của thịt chem chép hòa cùng vị chua chua, chát chát của trái điều già tạo ra một hương vị thật độc đáo. Nước canh này chan vào bún, mới vừa húp mấy muỗng đã túa mồ hôi. Gắp vài con chem chép trắng ngần chấm vào dĩa nước mắm sống dằm ớt hiểm hườm hườm, đưa vào miệng nhai lại tiếp tục ứa mồ hôi, vì... quá đã. Ít có món nào ăn trong mùa nóng mà ngon đến không biết no như canh bún chem chép nấu với điều.

Vợ chồng ông Ba Trá là một trong những đầu bếp khéo tay “chuyên trị” chem chép nấu điều, chem chép hấp cuốn bánh tráng... Ông Ba Trá cho rằng: “Cái món canh chem chép nấu điều ở đây không nhà nào mà hổng nấu được và nấu ngon, vì ông trời thương cho dân Phước An cái “lộc” là hễ đến mùa điều thì chem chép mập, ngon. Bí quyết là ở chỗ nấu canh nên chọn trái điều già, chớ điều chín quá thịt nhão lại mất đi vị chát, hổng ngon!”.

Cũng như nhiều người dân sống “hai chân” (làm vườn trên đất giồng kết hợp đánh bắt thủy sản) hoặc dân chuyên nghề hạ bạc ở vùng ven rừng Sác này, những năm gần đây, ông Ba Trá cải tiến việc nấu món truyền thống của vùng sông nước này trở nên hiện đại hơn bằng cái lẩu điện bóng loáng, sạch sẽ, gọn gàng, đặt một cách trang trọng trên bàn làm cho việc thưởng thức món lẩu chem chép nấu điều luôn được nóng sốt, đậm đà, hấp dẫn. Sau đó, tôi đã rất nhiều lần về lại Phước An vào mùa điều để thưởng thức cái món... ”trời thương” này với nỗi thèm nhớ thật sự, dù sau này số phận con chem chép ở Phước An trở nên long đong, lận đận và có lúc gần như tuyệt tích do nạn ô nhiễm môi trường sinh thái quá trầm trọng. Do vậy, hương vị món “trời thương” này phôi pha nhiều lắm.

Hình như người dân khắp vùng Phước An, Long Thọ đều rất mê và biết nấu món này. Nhưng cũng lạ, ở 2 xã nằm trong hệ thống sông rạch thông thương với rừng ngập mặn có khá nhiều các quán đặc sản “nghêu sò ốc hến”, trong đó quán “Bác chưa say” (chiết tự từ tên ông chủ Tám Đúng) là lâu đời và có tiếng ở Phước An, quán Ba Lai ở Long Thọ... đều không có bán món lẩu chem chép nấu điều, trong khi các món chem chép nướng mỡ hành, chem chép nướng chấm muối tiêu chanh, chem chép hấp rau răm... thì quán nào cũng có. Tôi cũng đã tò mò gõ vào Google thì thấy nhiều câu hỏi và cãi nhau loạn xạ quanh chuyện “chem chép là con gì?”, nhưng cũng đọc được mấy ý kiến khen nức nở món chem chép nướng mỡ hành. Có lẽ món canh chem chép nấu điều bình dân quá, lại mang tính thời vụ nên các quán không nghĩ đến việc khai thác kinh doanh.

* Thất điều nhiều chem chép

Mùa điều năm nay, tôi trở lại Phước An vào giữa tháng 3, lọt vào những ngày trời nắng như đổ lửa, ngồi trong nhà mà nhiệt độ đã 38OC. Ông Nguyễn Việt Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước An, báo cho biết một thông tin có vui mà có cái cũng không vui. Đó là chem chép năm nay nhiều, lại bán được giá nên bà con kéo nhau đi đào chem chép đông lắm. Còn cây điều thì giảm mạnh cả về diện tích lẫn năng suất, vài năm gần đây hầu như vườn điều nào trong xã cũng đều bị chặt hạ, tém dẹp bớt để chuyển sang trồng tràm hứa hẹn có thu nhập cao hơn. Nhà nào cũng chỉ để lại chừng một vài cây trước nhà để có bóng mát và trái ăn chơi lai rai.

lẩu chem chép
Nồi lẩu chem chép nấu điều.

Đến nhà nông dân cố cựu Nguyễn Văn Năm, người duy nhất còn giữ lại vườn điều rộng trên 1,2 hécta với phần lớn là giống điều cao sản nằm trên mảnh đất giồng khô cằn ở ấp Quới Thạnh, ông vui vẻ cho biết: “Điều cao sản trồng là để lấy hột, còn để ăn với chem chép phải là điều giống cũ, trái to, hột nhỏ mới ngon. Nên khi chuyển vườn điều sang giống mới là loại trái chùm nhiều hột to, tôi vẫn để lại vài cây điều bản địa để hái trái cúng đình và dành để ăn sống, nấu canh chem chép!”.

Nghe theo lời mách bảo của người dân Phước An, là “muốn biết cụ thể tình hình thu hoạch chem chép thất, trúng ra sao cứ hỏi mấy chủ vựa thu mua thủy hải sản”, tôi tìm đến vựa Tư Lớn ở ấp Bàu Bông, do bà Nguyễn Thị Lớn làm chủ. Người đàn bà 57 tuổi đã có hơn 15 năm chuyên nghề mua bán thủy hải sản sốt sắng xác nhận: “Đúng là 2 năm nay chem chép được mùa. Đặc biệt là năm nay chem chép rộ, dân đi đào chem chép đông lắm. Được mùa mà cũng được giá. Trời nắng thì chem chép ngon, thịt ngọt mà chắc. Trời đổ mưa xuống thì chem chép ốp, thịt lạt nhách, ăn hết ngon”.

Cả một vùng ngập mặn thuộc lưu vực sông Thị Vải, như: Bà Hào, Ba Gioi, ngọn Bát, ngọn Ruột Ngựa... từ sau khi Vedan ngừng xả nước thải đã có chem chép trở lại, nên cũng xuất hiện thêm một dịch vụ mới là dùng ghe máy chở người đi đào chem chép. Người đầu tiên sắm ghe máy làm dịch vụ này là anh Huỳnh Văn Dũng ở ấp Bàu Bông. Ghe anh Dũng chở được 15 người, thu mỗi người 15 ngàn đồng cho một chuyến đi. Sau khi rải khách xuống địa điểm họ yêu cầu, anh bèn tranh thủ đào chem chép, bắt đồm độp. Nước bắt đầu lớn, anh thu quân và đứng ra cân toàn bộ số chem chép của người đi đào được với giá sa cạ là 30 ngàn đồng/kg. Chở số chem chép thu mua và tự đào được về, anh lựa ra theo từng loại để bán lại cho vựa mối. Một số người ở Vũng Gấm, Bà Trường và xã Long Thọ thấy cách làm này ngon ăn liền sắm ghe làm theo...

Trả lời câu hỏi của tôi là có chừng bao nhiêu người ở Phước An tham gia và sống với công việc đào chem chép, ông Nguyễn Việt Lâm lắc đầu chịu. Vậy mà qua Long Thọ gặp ông  Trần Tiến Nhạn, Chủ tịch Hội Nông dân xã, hào hứng thông báo: “Mùa chem chép năm nay được lắm, có những ngày rộ, cả xã Long Thọ có đến 300-400 người, phần lớn là phụ nữ kéo nhau đi đào chem chép. Còn bình thường có chừng 150 người, trong đó rất nhiều là lao động ở các công ty quay trở lại làm nghề đào chem chép chuyên nghiệp. Bà con sống nghề đào chem chép ở Long Thọ từng bị điêu đứng, khổ sở vì nạn nước thải làm ô nhiễm môi trường, hủy hoại nguồn lợi thủy sản phong phú này. Chỉ sau khi Công ty Vedan ngưng xả thải, con chem chép rồi cả vộp, hến cùng nhiều loại cá, tôm có trở lại. 2 năm nay thì chem chép rộ nhiều, người đào chem chép có thu nhập bình quân từ 250-300 ngàn đồng/ngày nên chúng tôi cũng rất mừng!”.

3 ấp: Vũng Gấm, Bà Trường và Bàu Bông là nơi có dân sống nghề đào chem chép nhiều nhất  trong xã Phước An, nên cũng có đến hàng chục vựa thu mua chem chép, phần lớn là cung cấp cho thị trường TP.Hồ Chí Minh. Tại vựa bà Tư Lớn, bán ra 1kg chem chép loại 1 (lớn nhất): 50 ngàn đồng, loại 2: 40 ngàn đồng, loại 3: 30-35 ngàn đồng.

Báo Đồng Nai, 28/03/2014
Đăng ngày 29/03/2014
Bùi Thuận
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 13:37 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 13:37 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 13:37 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 13:37 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 13:37 24/11/2024
Some text some message..