Rong nho vươn ra thế giới

Với quy trình sản xuất, thu hoạch và đóng gói được kiểm tra nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, sản phẩm rong nho đã được xuất sang nhiều nước...

Rong nho vươn ra thế giới
Rong nho Việt Nam hiện đã được xuất ra nhiều nước trên thế giới.

“Thủ phủ” trồng rong nho là phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa), với diện tích hiện khoảng 100ha. Người tiên phong đưa rong nho "bay xa" là ông Lê Bền, trú ngụ TP Nha Trang. Hiện 80% sản phẩm rong nho do Cty TNHH Trí Tín do ông làm chủ đã được xuất sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Tây Ban Nha…


Thu hoạch rong nho (ảnh: KS)

Cách đây 15 năm, rong nho được nhiều nước trên thế ưa chuộng thì sản phẩm này vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Mãi đến năm 2004, ông Lê Bền nhiều lần tiếp xúc với một số người bạn người Nhật Bản và nhận thấy trên bàn ăn của họ đều xuất hiện món rong nho nên bắt đầu tìm hiểu.

Khi biết được đây là món ăn giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao nên ông bỗng lóe lên ý tưởng làm giàu. Thông qua mối quan hệ sẵn có, ông đã kiếm được 200gr giống rong nho từ Okinawa (Nhật Bản) và bắt đầu thử nghiệm ương nuôi trong bể gương.

Thấy rong nho sinh trưởng và phát triển tốt, ông Bền nhân rộng SX đại trà ở các đìa nuôi tôm bỏ hoang ở Hòn Khói, phường Ninh Hải. Thời gian đầu, rong nho được ông trồng ở tầng đáy nhưng nhược điểm khi thu hoạch bị dẫm nát lúc hái, rong thường lẫn nhiều tạp chất, chất lượng sản phẩm không cao.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông liền chuyển qua trồng theo phương pháp kê sàn. Theo đó, ông dùng các khay nhựa lót nilon rồi đổ mùn cát vào trồng, sau đó đặt xuống các sàn bằng tre hoặc gỗ để chìm xuống ao.

Ưu điểm cách làm này đã giúp việc thu hoạch thuận lợi, sản phẩm thu hoạch đạt chất lượng tốt, năng suất cao. Trung bình 1ha, gia đình ông thu được khoảng 30 tấn rong nho tươi mỗi năm.

Cũng theo ông Bền, để rong nho phát triển tốt thì cần phải đáp ứng đúng điều kiện phù hợp như nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng… Vì vậy ông thường xuyên kiểm tra nguồn nước, đồng thời bố trí lưới che nắng phù hợp để rong quang hợp phát triển tốt.

Năm 2006, ông bắt đầu xuất lô hàng đầu tiên sang Nhật Bản và thành lập Cty để xây dựng thương hiệu rong nho Trí Tín.

Với chất lượng sản phẩm tốt, lại đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về ATTP của các nước nên rong nho Trí Tín ngày càng được tin cậy, có giá trị trên 10 USD/kg (rong tươi).


Rong nho được sơ chế (ảnh: LK)

Ông Bền cho biết, Cty xuất khẩu rong nho sang các nước khoảng 60 tấn/năm gồm 4 loại: rong tươi, rong tách nước, rong nước, rong bột. Để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu thì phải tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng cho đến thu hoạch, chế biến và đóng gói.

“Một sản phẩm của chúng tôi hoàn thành khâu cuối cùng phải tuân thủ được 9 quy phạm về kỹ thuật (gọi tắt là JMB) và 9 quy phạm về ATTP (SSVB). Bên cạnh đó, kích cỡ sợi rong, màu sắc (màu đặc trưng của rong), độ tươi, không gãy, không héo úa cũng được phải đáp ứng được tiêu chuẩn mà khách hàng đưa ra. Đặc biệt, sản phẩm phải được qua kiểm tra, phân tích đảm bảo không nhiễm các loại vi sinh gây hại cho cơ thể, không nhiễm kim loại độc hại…”, ông Bền nói.

Hiện ông Bền trồng 5ha rong nho, đầu tư hệ thống nhà xưởng rộng 350m3, cùng 20 công nhân được trang bị các máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sơ chế và bảo quản.

Cụ thể, rong nho sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch cơ học, tức là người công nhân kiểm tra loại bỏ các tạp chất, cọng rong không đạt yêu cầu và cắt rong đúng quy cách. Tiếp đến là nuôi lại bằng việc đưa những đoạn rong cắt xong vào môi trường sống lý tưởng từ 2 - 4 ngày để làm lành vết thương và đào thải ra các tạp chất bên trong. Công đoạn cuối cùng là ly tâm ráo nước và đóng gói sản phẩm.

Ông Bền cho biết, trong thời gian tới Cty sẽ xây dựng mô hình trồng rong nho công nghệ cao. Dù không phải mô hình trồng rong nho trong nhà kính như ở Nhật Bản nhưng ông đang hướng tới sẽ đảm bảo về ao nuôi, kỹ thuật và điều kiện tốt nhất để cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

NNVN
Đăng ngày 21/03/2018
Lê Khánh - Kim Sơ
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:40 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:40 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:40 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 09:40 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:40 26/11/2024
Some text some message..