Rủi ro từ nhập khẩu nguyên liệu thủy sản

Chất lượng kém, giá cả cao là hai rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu đang đối mặt.

nguyen lieu nhap khau thuy san
Giá trị nguyên liệu nhập khẩu tăng vọt.

Ngoại trừ cá tra, với các mặt hàng thủy sản khác như tôm, mỗi năm các doanh nghiệp (DN) phải nhập hơn 30% nguyên liệu; các loại cá, mực, cua, ghẹ, sò… cần nhập 60%-80% nguyên liệu mới đảm bảo cho xuất khẩu. Ngành điều cũng nhập hơn 400.000 tấn điều nguyên liệu, chiếm hơn 50% sản lượng xuất khẩu. Thiếu thì phải nhập nhưng điều này đang dẫn đến không ít rủi ro cho các DN.

Dễ mất cả chì lẫn chài

Tại hội nghị thu mua, nhập khẩu điều thô niên vụ 2013 do Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức mới đây, nhiều DN xuất khẩu đã bày tỏ lo sự ngại về việc nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu thô.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas, cho biết năm nào ngành điều cũng nhập đến 50% nguyên liệu, chủ yếu từ châu Phi. Đáng lo là rất khó kiểm soát chất lượng hàng nhập. “Năm ngoái, DN của tôi đã “dính đòn” khi 1.500 tấn điều nguyên liệu nhập từ châu Phi về đến cảng mới phát hiện lô hàng có quá nhiều điều tồn kho kém chất lượng được trộn chung với điều mới. Hậu quả là khi chúng tôi đem chế biến, xuất khẩu bị lỗ mười mấy ngàn đồng mỗi kg, rồi thiếu hàng phải giao chậm nên mất uy tín với khách” - ông Thanh thông tin.

Một rủi ro khác, cũng dễ gặp khi nhập nguyên liệu số lượng lớn là vấn đề hợp đồng giao dịch. Ông Phạm Văn Công, đại diện Công ty Nhật Huy (Bình Dương), kể: “Trường hợp này xảy ra thường xuyên. Có lần chúng tôi chuyển tiền xong, nhận hàng về và kiểm tra mới phát hiện tỉ lệ hàng kém chất lượng quá nhiều. chúng tôi yêu cầu bên bán giao lại 100 tấn hàng đúng tiêu chuẩn theo thỏa thuận hợp đồng nhưng đến nay đã mấy năm họ vẫn không chịu giao, đành chịu!” - ông bức xúc.

Cũng vì phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập nên DN thường bị nhà xuất khẩu ép giá. Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty Thủy sản Bình Định, chia sẻ DN xuất khẩu được là nhờ vào 60%-70% nguyên liệu nhập, chủ yếu từ châu Á. Chất lượng thì tốt nhờ công nghệ đánh bắt, bảo quản hiện đại nhưng do có nhiều nước cũng muốn nhập nên họ nâng giá bán. Muốn có hàng chế biến kịp giao khách hàng, DN phải chấp nhận. “Giá nguyên liệu đầu vào cao nhưng giá sản phẩm đầu ra lại thấp vì hợp đồng đã được ký, lợi nhuận của DN bị ảnh hưởng, có khi lỗ” - bà nói thêm.

Bên cạnh đó, dù đã chọn nơi xuất khẩu nguyên liệu uy tín (Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh…), giá bán hợp lý (rẻ hơn 15.000-20.000 đồng/kg so với tôm Việt Nam) nhưng Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết vẫn có rủi ro. Theo ông Chu Văn An, Phó Tổng Giám đốc công ty, thì rất khó kiểm soát các chất cấm (như Ethoxyquin) trong tôm và truy xuất nguồn gốc. Nếu đem chế biến để xuất khẩu, rất dễ đụng phải hàng rào kỹ thuật từ các thị trường khó tính và có thể bị trả hàng.

Khó mở rộng vùng nguyên liệu

“Ai cũng đặt câu hỏi tại sao thủy sản không mở rộng vùng nguyên liệu trong nước? Xin thưa là rất khó! Nguyên do là có nhiều yếu tố chi phối như công nghệ sản xuất, nuôi trồng hạn chế, thời tiết thất thường, dịch bệnh không có thuốc chữa, giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục… Tình trạng nông dân treo ao ngày càng nhiều. Việc duy trì năng suất, sản lượng thủy sản hiện tại đã khó, nói gì đến mở rộng” - ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), lý giải.

Đại diện Vinacas cũng cho biết diện tích điều nguyên liệu cả nước hơn 50.000 ha nhưng thực tế chỉ khoảng 30.000 ha cho thu hoạch, phần còn lại một là chỉ trên giấy tờ, hai là điều già cỗi, không ai chăm sóc. Rất khó mở rộng diện tích vì nhiều nông dân không còn mặn mà với cây điều, họ chặt điều để trồng cao su, tiêu.

Để tránh những rủi ro khi phải nhập nguyên liệu về chế biến xuất khẩu, theo ông Hòe (Vasep), DN cần xem xét chọn nhà xuất khẩu uy tín. Tiếp đó, DN kiểm soát chặt chất lượng nguyên liệu, thỏa thuận hợp đồng chứng từ kỹ càng và “chớ ham mua rẻ”.

Nếu DN thiếu nguyên liệu chế biến có thể chọn hình thức gia công cho nhà xuất khẩu. Khi đó, nguyên liệu do nhà xuất khẩu cung ứng, việc chế biến cũng theo yêu cầu của nhà xuất khẩu nên DN có thể yên tâm, khỏi lo lắng về các rủi ro trên.

Riêng với ngành điều, thông tin đáng lưu ý là hiện sản lượng điều từ vụ trước của các nước châu Phi còn rất nhiều, DN cần cẩn trọng khi nhập về. Trong khi đó, không chỉ tôm Việt Nam, ngay cả tôm Thái Lan cũng bị dịch bệnh nên phải kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào thật chặt.

Quy hoạch vùng nguyên liệu còn nhỏ lẻ

Ở các nước DN Việt thường nhập khẩu nguyên liệu, họ có nguồn nguyên liệu lớn là nhờ chính phủ đầu tư, quy hoạch tốt. Như việc nuôi tôm ở Thái Lan, Ấn Độ được quy hoạch thành từng vùng lớn, tập trung theo từng khu vực. Vùng nào nuôi tôm là chỉ có tôm, có hàng rào sinh thái ngăn cách với vùng nuôi loại thủy sản khác nhằm tránh phát tán dịch bệnh, dễ chăm sóc và kiểm soát. Trong khi ở Việt Nam nuôi theo từng hộ, từng DN nhỏ lẻ, khi dịch bệnh lây lan thì khó kiểm soát.

Ông CHU VĂN AN,
Phó Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Minh Phú

Pháp luật TP.HCM
Đăng ngày 07/03/2013
QUANG HUY
Kinh tế

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 13:52 24/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 13:52 24/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 13:52 24/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 13:52 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 13:52 24/01/2025
Some text some message..