“Săn” cá thu nước ngọt

Chiều! Mực nước sông Hậu vừa rún ròng, cũng là lúc “ngư phủ” dong xuồng bủa lưới bắt cá. Đang ở cuối mùa đánh bắt cá bông lau nên bà con chuyển sang giăng lưới cá thu. Cứ thế, cuộc sống mưu sinh trên sông nước xoay vòng theo năm tháng.

cá thu
Con cá thu nước ngọt dính lưới của sáu Lợi

4 năm xuất hiện một lần

Từ lâu, người ta cứ tưởng cá thu chỉ sống ở vùng nước mặn, nhưng lạ là loài cá này có thể thích nghi với môi trường nước ngọt. 15 năm “bám víu” nghề “hà bá”, anh Nguyễn Ngọc Lợi (sáu Lợi, 45 tuổi, ngụ Châu Thành) cũng ngần ấy thời gian quen mặt với con cá thu.

Ngồi trên xuồng lưới, sáu Lợi cười tươi: “Tại mấy chú chưa biết, chứ từ cái thời ông cha tôi thì đã có mặt con cá thu rồi. Loài cá này xuất hiện từ tháng giêng đến cuối tháng 5 âm lịch. Khi con nước trên sông chuyển màu phù sa thì chúng biến mất. Nhưng loài cá thu không phải năm nào cũng xuất hiện, vài năm chúng mới đến khúc sông này. Tôi ước tính, khoảng 4 năm thì cá thu xuất hiện một lần”.

Màn đêm buông dài trên sông Hậu, sáu Lợi bật đèn pha phân lưới. Tóm được con cá to gần 2kg, sáu Lợi mừng rơn: “Con cá thu này trộng nhe! Chỉ cần dính được một con cá bự là đủ sống trong ngày rồi. Hổm rài, tôi chỉ giăng lưới dính con trên 1 kg là hết cỡ rồi”. Theo nhiều ngư dân thuộc hạng lão luyện ven sông Hậu, loài cá thu nước ngọt rất tinh khôn. Cá cơm, cá mồm chính là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho cá thu trên sông.

“Ban đêm rọi đèn, tôi còn thấy cá thu nhảy vọt trên sông. Nơi nào có đàn cá cơm, cá mồm thì có sự hiện diện của chúng. Con cá thu nước ngọt mau lớn thiệt! Mới đầu tháng giêng, tôi giăng lưới dính chỉ khoảng 2 ngón tay thì nay chúng cỡ vài kg. Thịt cá thu nước ngọt ngon hơn thịt cá bông lau. Lâu nay, cá bông lau được mệnh danh là loài cá đặc sản, nhưng nay thì con cá thu có phần lấn lướt hơn, bởi thịt cá thơm ngon…” - sáu Lợi giải thích.

Nghề hạ bạc

Gắn bó với cái nghề “bà cậu”, nhiều ngư dân nói rằng, phải lựa ngày xuất hành cúng “thần sông” thì mới giăng dính được cá ngon. Sáu Lợi phân trần: “Ngư dân nào cũng tín ngưỡng, kiêng cữ từng lời ăn tiếng nói nên mỗi lần xuống lưới phải chọn ngày tốt cúng vịt hoặc trái cây. Có nhiều người xuống lưới những ngày đầu trúng mánh dính nhiều cá bông lau, cá thu, rồi mua đầu heo về cúng. Nghề hạ bạc là vậy!”.

Tư Hưng ở xã Mỹ Hội Đông (Chợ Mới) - một người bạn trong nghề “bà cậu” của sáu Lợi nói, từ sau Tết, hàng chục ghe xuồng “xuất hành” đánh bắt cá bông lau. Sau đó, dứt mùa cá bông lau chuyển sang “săn” cá thu nước ngọt. “Năm trúng, năm thất. Chục năm về trước, cá bông lau và cá thu nhiều vô kể, ít người ăn. Còn nay, 2 loài cá này giảm mạnh. Từ đầu vụ tới giờ, trung bình mỗi ngày tôi giăng dính khoảng 2-3 con cá thu. Ngày nào trúng mánh thì dính 5 con cá thu, bạn hàng thu mua giá 150.000 đồng/kg. Một ngày chỉ cần giăng lưới dính 2-3 con cá thu là đủ sống” - tư Hưng tâm sự.


Sáu Lợi phân lưới trên sông

 Giới trong nghề “bà cậu” quen gọi tư Hưng là tay “sát cá”, bởi lúc nào anh cũng giăng lưới dính cá nhiều hơn mọi người. Hơn 20 năm trong nghề, tư Hưng biết rất rành về đặc tính của con cá thu nước ngọt. “Loài cá này sống ở nơi có nước sâu, chảy mạnh. Chúng sống ở độ sâu khoảng 5-10m. Thường giàn lưới của tôi giăng ở độ sâu khoảng 15m, nhưng cá dính ở tầng giữa” - tư Hưng nói.

Gỡ con cá thu dính lưới, tư Hưng giải thích thêm, con cá thường đâm đầu ngược dòng nước, chứng tỏ chúng đi từ vùng dưới lên. Khi có môi trường thuận lợi, cá sẽ trú ẩn và sinh sản. “Muốn giăng dính cá thu phải ra sông từ lúc còn hoàng hôn cho đến 9 giờ tối. Nhưng loài cá này, vừa dính lưới là chết ngay nên khó có thể bảo quản tươi sống” - tư Hưng quả quyết.

Chị Vân, thương lái cá “đặc sản” ở huyện Châu Thành cho biết, vào mùa “săn” cá thu, mỗi ngày chị thu mua trên 10 con (nặng từ 700gram- 2kg), giá 150.000 đồng/kg. Sau đó, nhiều thương lái ở Long Xuyên gom hàng phân phối các nhà hàng và chợ lớn.

Chia tay tư Hưng và sáu Lợi, ánh đèn pha vẫn còn le lói trên dòng sông đêm.

Nghe chúng tôi thông tin, ông Nguyễn Hoàng Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản ngạc nhiên: “Loài cá này rất lạ. Ở chợ Mỹ Bình, nhiều tiểu thương bày bán cá thu, nhưng thỉnh thoảng mới thấy. Tới đây, chúng tôi sẽ khảo sát thử một chuyến cùng ngư dân giăng lưới để nghiên cứu về môi trường sống và đặc tính của loài cá thu nước ngọt”.

Báo An Giang, 21/05/2015
Đăng ngày 22/05/2015
Bài, ảnh: Thành Chinh
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 02:17 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 02:17 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 02:17 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 02:17 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 02:17 15/11/2024
Some text some message..