Sản vật mùa nước nổi bị tận diệt

Sử dụng xung điện, lưới mắt cực nhỏ bắt cá con, thậm chí sử dụng cả chất độc để đánh bắt thủy hải sản đã khiến nguồn lợi thiên nhiên của ĐBSCL ngày càng cạn kiệt, nhiều loài có nguy cơ biến mất.

Cá thòi lòi
Cá thòi lòi rừng ngập mặn Cà Mau bị săn lùng không thương tiếc.Ảnh: VÂN DU

Mùa lũ về ĐBSCL cũng là mùa của sản vật tự nhiên. Tuy nhiên, dù đã được nghiêm cấm nhưng những cách đánh bắt mang tính tận diệt nguồn sản vật này vẫn cứ diễn ra.

Chẳng chừa con nào!

Chạy dọc theo tuyến kênh Vĩnh Tế thuộc địa bàn các xã An Phú, Nhơn Hưng của huyện Tịnh Biên cho đến các xã Vĩnh Tế, Châu Phú A của TP Châu Đốc (tỉnh An Giang), chúng tôi bắt gặp nhiều ghe cào cá có sử dụng xung điện mắc vào lưới để bắt cá công khai giữa ban ngày. Tiết lộ về việc này, ông L.V.G, một ngư dân ở xã An Phú (huyện Tịnh Biên), kể gia đình ông vốn dĩ làm nghề đặt dớn phía đất Campuchia trong nhiều năm qua. Thế nhưng, do hiện nay nước lũ chưa ngập đồng nên ông tận dụng ghe chở ngư cụ rồi cải biến thành ghe cào với hy vọng vớt vát được mớ cá đem bán.

"Nếu như sử dụng ghe cào đơn thuần không gắn xung điện thì chắc chắn sẽ khó được cá nhiều nên mọi người làm nghề này đều rất giỏi ngụy trang để qua mặt cơ quan chức năng, nhất là lực lượng công an xã hoặc cán bộ thủy sản" - ông G. nói.

Đồng Tháp là tỉnh nội đồng, nghề khai thác thủy sản thuộc loại hình nghề cá phân tán với quy mô nhỏ, phương tiện khai thác thường là xuồng, ghe, ngư cụ đánh bắt thường là lưới thả, lưới giựt, chà, dớn, đăng, đáy… Khai thác thủy sản tập trung nhiều vào mùa nước lũ, diễn ra rất phức tạp nhất là việc sử dụng ghe cào gọng có gắn lưới phát điện, các công cụ kích điện cầm tay tự chế công suất cao, dùng lưới có kích thước nhỏ, chất độc hóa học…

Tại Cà Mau, để có tiền trang trải cuộc sống, nhiều hộ dân đã sử dụng xung điện, đóng đáy hàng khơi với mắt lưới nhỏ để đánh bắt tôm, cua, cá; dùng xà di bắt cá thòi lòi… khiến số lượng nhiều loài thủy sản cũng như sản vật đặc trưng trong tự nhiên của địa phương bị giảm nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Chỉ tay về những cánh rừng ngập mặn xanh bạt ngàn, ông Nguyễn Văn Tình (ngụ huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) cho biết trước đó, cá thòi lòi cùng các loài thủy sản sống dưới tán rừng nhiều vô kể nhưng giờ thì số lượng đã giảm rất nhiều. Đặc biệt, có loài sắp biến mất do bị khai thác cạn kiệt.


Hai chiếc xuồng của dân chài ở An Giang có trang bị thêm xung điện đánh bắt cá Ảnh: THỐT NỐT

"Cách đây khoảng 20 năm, cá thòi lòi sống dưới tán rừng mắm, đước rất nhiều, trọng lượng trên dưới 200 g/con là chuyện thường. Còn hiện nay, nguồn cá này đã và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do người dân khai thác theo kiểu bắt chẳng chừa con nào để bán cho các quán phục vụ du lịch khiến loài cá này không kịp lớn, nói chi còn cá nặng trên dưới 200 g" - ông Tình ngán ngẩm.

Chung niềm trăn trở, ông Nguyễn Văn Hiền (hàng xóm với ông Tình) cho rằng đánh bắt theo kiểu tận diệt như thế dù có "rừng vàng biển bạc" thì chỉ trong thời gian ngắn cũng sẽ cạn kiệt. Rồi đây, 4 từ "rừng vàng biển bạc" khiến chúng ta tự hào chỉ còn là những câu chuyện kể lại cho con cháu trong tương lai.

Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết tỉnh vừa có công văn chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền các địa phương về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên toàn địa bàn. Bởi hiện nay, tình hình vi phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, ngư dân sử dụng xung điện, ngư cụ cấm khai thác còn khá nhiều. Ngoài ra, việc khai thác, buôn bán, tiêu thụ các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm với mức độ ngày càng tinh vi, làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm, hệ sinh thái thủy sinh đang suy thoái nghiêm trọng; một số loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Nhằm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này, UBND tỉnh An Giang yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập ban chỉ đạo cấp huyện về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương.

Còn theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, thời gian tới, địa phương cũng đề ra các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, dự án ưu tiên đối với chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Trong đó, tập trung đổi mới cơ chế quản lý bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản theo hướng đồng quản lý với cộng đồng dân cư và chia sẻ lợi ích; tăng nguồn thu từ khai thác giá trị nguồn lợi thủy sản để đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn, tái tạo.

Người Lao Động
Đăng ngày 13/10/2020
Thốt Nốt - Vân Du - Tâm Minh
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 23:25 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 23:25 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 23:25 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 23:25 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 23:25 02/11/2024
Some text some message..