Săn "Viagra" của biển

Với chiều dài hơn 50 km bờ biển, vùng biển Tuy Phong- Bình Thuận có nhiều bãi rạng ven bờ cho ngư dân nhiều sản vật, trong đó đồn đột (cùng họ với hải sâm) được ví như thần dược tình yêu, viagra của biển.

săn hải sâm

Ảnh: Một lão ngư bắt đồn đột (ảnh nhỏ: hải sâm).

Đồn đột mà khôn

Tôi than thầm vì gần cả giờ lội dọc theo bãi rạng vùng biển Phước Thể - huyện Tuy Phong mà vẫn chưa bắt được con đồn đột nào. Ông Lê Phi (55 tuổi), ở xã Phước Thể cười, bảo: "Tên đồn đột nhưng nó "khôn" lắm đấy, dân "tay ngang" thì mỏi mắt cũng không bắt được nó đâu".

Sải bước chân trên vùng cát sỏi nhấp nhô, tay nắm chặt cán chiếc bay thợ hồ, mỗi khi phát hiện mục tiêu là ông xốc tới, bằng một động tác thành thục, chính xác và đầy uy lực, mũi bay đã cắm sâu vào rạng sỏi nảy bật lên những con đồn đột trắng tựa bông.

Từ lời đồn đại đồn đột có công dụng chẳng kém gì thuốc Viagra, làm nhiều "đại gia" bung tiền không đắn đo để đổi lấy quyền sở hữu cho bằng được loại “thần dược tình yêu” của biển. Ông Phi cho biết nhiều người đặt mua để tặng cho mối lái làm ăn ở Sài Gòn đến vài trăm ngàn đồng một cân nhưng không đủ đồn đột cung cấp.

Ông Phi bảo tên gọi dân gian đồn đột thì mỗi vùng mỗi khác: đĩa, cạp đất, đồn đột. Là loài thân mềm nhưng hiếm khi chúng trồi lên mặt đất hoặc bơi lội tung tăng như loài cá mà chỉ chui sâu, ẩn mình vào các lớp đất cát ở các rạng biển, chừa lại cái miệng bé xíu để ăn sinh vật phù du.

Do vậy, nếu phải đào sâu xuống rạng đá thì cũng khó tìm bắt được, mà chỉ phát hiện ra chúng chính xác nhất khi những tia nước màu trắng nhỏ nhoi phun lên trên mặt đất từ cái miệng bé xíu của đồn đột thì mới "tóm" được.

Mặc dù cùng họ hàng với hải sâm mà ngư dân vất vả lặn bắt ngoài biển khơi, loài đồn đột này sống ở vùng bãi rạng ven bờ, kích cỡ và hình dạng nhỏ hơn rất nhiều.

Có con thân trắng nhỏ dài như ngón tay út, con thân sần sùi đen thui bằng ngón chân cái, da thay đổi màu sắc tùy theo môi trường sống như tắc kè vậy.

Ở các bãi rạng vùng biển xã Phước Thể, Liên Hương, Vĩnh Tân có khá nhiều đồn đột, người dân thường xuống biển bắt ốc, chen chép, cua...chứ ít ai để ý đến chúng.

Có người coi đồn đột như một loại động vật gớm ghiếc, gọi là đỉa biển, tránh giẫm phải. Lũ trẻ nghịch ngợm thường lấy que nhọn chọc cho chúng lòi ruột ra, giết chết. Thế nhưng đó là chuyện của ngày trước, chứ giờ đây số lượng đồn đột giảm đáng kể, tìm bắt nó coi như là “vô mánh”.

Viagra của biển

Đưa tôi về ngôi nhà nhỏ nằm cuối xóm nghèo, hướng mặt ra biển, ông Phi đổ đồn đột ra chiếc thau rồi bắt từng con xẻ thịt. Thật lạ, cầm đồn đột trên tay vuốt vuốt mấy cái, từ thân đang căng cứng, nó phun ra một luồng nước trắng đục, rồi mềm èo, thun lại tí teo.

Ông Phi cho biết ăn đồn đột rất công phu, biết cách chế biến thì...ai cũng mê, còn không biết thì tốn công phí của.

Dù sống ở biển, nhưng tôi dám chắc chú em chưa thưởng thức đặc sản này bao giờ. Trước đây còn đi biển, mỗi khi người thấy mệt mỏi là tui lượm vài con đem về nấu cháo. Ăn xong lập tức lại sức ngay .
Ông Lê Phi

Trước hết là cạo sạch lớp đất cát bám ngoài da, mổ bụng rửa sạch ruột bên trong, chà xát lại bằng muối cho hết chất nhờn, để ráo nước, rồi sau đó chế biến thành nhiều món: tái, gỏi, chưng cách thủy, chiên giòn, nấu cháo...

Gió biển trong lành thổi từng cơn mát rượi, nồi cháo trắng trên bếp than hồng sôi sùng sục, ông Phi đổ nhanh tô đồn đột vào nồi, lấy đũa đảo vòng đều, canh đúng 5 phút rồi nhắc xuống múc ra tô, rắc tiêu, hành, tỏi, ớt... Tuy nhan sắc vô cùng thảm hại, nhưng khi lên xoong lên chén, đồn đột trở nên hấp dẫn lạ thường.

Chờ tôi vừa thổi vừa húp xì soạt xong chén cháo bốc khói thơm nghi ngút, ông Phi hỏi: “Thấy thế nào, có ngon không?”. Và chẳng cần nghe câu trả lời, ông hồ hởi: “Dù sống ở biển, nhưng tôi dám chắc chú em chưa thưởng thức đặc sản này bao giờ. Trước đây còn đi biển, mỗi khi người thấy mệt mỏi là tui lượm vài con đem về nấu cháo. Ăn xong lập tức lại sức ngay”.

Ông Phi bảo rằng người ta nói nhiều đến tác dụng mà hải sâm ngoài biển sâu mang lại cho "bản lĩnh đàn ông", chứ ít ai biết rằng loài đồn đột này cũng "dữ dằn" không kém.

Các lão ngư trước kia mấy khi đụng đến thuốc men mà ai nấy sức vóc cũng dẻo dai, mạnh mẽ như con cá kình giữa biển khơi. Dong thuyền ra biển thì kéo lưới, lặn sâu không biết mệt, về đến nhà thì vợ cứ... đẻ liền tù tì.

"Ai thấy “yếu” trong người ban đêm chỉ cần một tô cháo đồn đột thì sáng ra chắc chắn “vợ vừa quét sân vừa hát” - ông Phi khẳng định như đinh đóng cột.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học có xu hướng quay về nghiên cứu động thực vật trên cơ sở khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền nhằm tạo ra các chế phẩm tăng lực giàu hoạt chất sinh học nguồn gốc tự nhiên.

Các chế phẩm này được gọi là các “thực phẩm chức năng” hay “thực phẩm - thuốc”, vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có giá trị dược liệu quý như nhung hươu, rắn, rùa, yến, hải long, hải mã... Trong đó không thể không kể đến đồn đột, một loài động vật biển đã được dân gian sử dụng hàng trăm năm nay với tác dụng bổ dưỡng, hồi phục sức khỏe và tăng cường sinh lực.

Mặc dù đồn đột rất được ưa chuộng nhưng chưa đủ số lượng để thương lái đặt hàng thu mua cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu mà hiện nay chủ yếu là phục vụ cho các dân nhậu làng chài.

Tuy nhiên, từ lời đồn đại đồn đột có công dụng chẳng kém gì thuốc Viagra, làm nhiều "đại gia" bung tiền không đắn đo để đổi lấy quyền sở hữu cho bằng được loại “thần dược tình yêu” của biển.

Ông Phi cho biết nhiều người đặt mua để tặng cho mối lái làm ăn ở Sài Gòn đến vài trăm ngàn đồng một kilôgam nhưng không đủ đồn đột cung cấp.

Từ xưa đến nay đồn đột xem là sinh vật quý hiếm, có lợi ích kinh tế mà biển cả ban cho con người bởi tính bổ dưỡng ngang ngửa với sâm. Tuy nhiên, sự mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm trầm tích ở các vùng ven biển đã và đang đẩy loài đồn đột vào nguy cơ tuyệt chủng.

Tiền Phong
Đăng ngày 15/07/2012
Minh Chiến
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 22:14 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 22:14 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 22:14 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:14 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 22:14 21/12/2024
Some text some message..