Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp

Qua nhiều lần thử nghiệm, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm Huế vừa thực hiện thành công quy trình sản xuất cua giống bằng việc sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp để chủ động quá trình nuôi thả cua.

cua giống
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Cua mẹ sau khi bắt ngoài môi trường tự nhiên về được xử lý qua thuốc tím nồng độ 0,3 ppm và cho vào bể có thể tích 5m3, với mật độ từ 2-3 con/m2. Cho một lớp cát dày 20-30 cm ở một góc bể cho cua mẹ vùi và ẩn nấp, duy trì sục khí 24/24 giờ

Quá trình nuôi vỗ, cho cua mẹ ăn các loại thức ăn tươi sống như trìa, mực, ốc. Trìa và ốc đập vỏ, mực được cắt thành từng miếng nhỏ, phối trộn cho cua ăn ngày 2 lần, sáng từ 6-7 giờ, chiều từ 17-18 giờ. Trước khi cho ăn thì thức ăn phải rửa qua thuốc tím (5ppm), chú ý kiểm tra và vớt sạch thức ăn còn dư thừa của lần ăn trước đó.

Khi cua mẹ chuẩn bị đẻ, thì dùng vợt để chuyển ngay cua vào bể đẻ. Bể ấp trứng có thể tích từ 1m3, cho cua mẹ ăn 1 lần/ngày và thay nước 100%; thời gian ấp trứng thường từ 9-15 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Ba ngày đầu sau khi nở, cho ấu trùng cua ăn thức ăn tổng hợp là Lansypost, kết hợp với Artemia sinh khối 15-20 con/lít/ngày. Cuối giai đoạn, bổ sung thêm thức ăn chế biến và bổ sung thêm vitamin, calcium và cho ăn; sau đó cho cua bột sử dụng thức ăn bằng thịt tôm đã lột vỏ, kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp và artemia.

Để tránh tình trạng cua ăn thịt lẫn nhau bằng cách sử dụng các sợi nilon màu xanh lá cây đã được xử lý sạch, cắt ngắn và buộc thành từng bó. Khi cua bột đến tuổi, tháo cạn nước trong bể, sử dụng vợt có kích thước mắt lưới 2 mm để thu hoạch.

Theo tính toán, năm 2013, nhu cầu cua giống trên toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế cần tới 3,08 triệu con, và nhu cầu này tiếp tục tăng dần lên vào các năm sau. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có trại sản xuất để cung cấp cua giống cho ngư dân.

Người nuôi lâu nay mua cua giống chủ yếu từ Nha Trang, hoặc là khai thác tự nhiên để ươm nuôi. Điều này đã ảnh hưởng đến việc chủ động về mùa vụ nuôi cũng như việc áp dụng kỹ thuật. Hơn nữa, do một số lý do đặc trưng về điều kiện thời tiết khí hậu địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có 1/2 thời gian trong năm là mưa bão, nên không chủ động được con giống và nguồn thức ăn.

Với thành công này, tỉnh Thừa Thiên-Huế có thể chủ động cung cấp được nguồn cua giống cho người nuôi trên địa bàn trong một vài năm tới./.

TTXVN/Vietnam+, 08/05/2014
Đăng ngày 09/05/2014
Quốc Việt
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 16:17 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 16:17 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 16:17 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 16:17 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 16:17 23/11/2024
Some text some message..