Sản xuất túi mua hàng từ vỏ tôm

Các kỹ sư sinh học tại Trường Đại học Nottingham đang thử nghiệm cách sử dụng vỏ tôm để sản xuất túi phân hủy sinh học, không chỉ là giải pháp 'xanh' để thay thế túi làm từ dầu mỏ, mà còn kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm.

Sản xuất túi mua hàng từ vỏ tôm
Sản xuất túi mua hàng từ vỏ tôm

Vật liệu vỏ tôm dùng để sản xuất túi mua hàng thân thiện với sinh thái này đang được tối ưu hóa trong các điều kiện ở Ai Cập, nơi hoạt động quản lý chất thải hiệu quả là một trong những thách thức lớn nhất của quốc gia.

TS. Nicola Everitt, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích: "Bao bì nhựa không phân hủy đang gây ra các vấn đề môi trường và y tế công cộng ở Ai Cập, như ô nhiễm nguồn nước đặc biệt ảnh hưởng đến điều kiện sống của người nghèo".

Các sản phẩm polyme sinh học tự nhiên được tạo ra từ nguyên liệu thực vật, là lựa chọn "xanh" ngày càng phổ biến, nhưng lại cạnh tranh với cây lương thực về diện tích đất trồng. Do đó, đây không phải là giải pháp khả thi ở Ai Cập. Dự án nghiên cứu mới nhằm mục đích biến đổi vỏ tôm, một phần của vấn đề chất thải quốc gia thành một phần giải pháp.

TS. Everitt cho rằng: "Việc sử dụng polyme phân hủy sinh học làm từ vỏ tôm để sản xuất túi mua hàng, sẽ làm giảm phát thải cacbon, cũng như giảm khối lượng chất thải thực phẩm và bao bì tích tụ trên các đường phố hoặc tại các bãi chôn lấp chất thải bất hợp pháp. Trong vòng từ 10-15 năm tới, sản phẩm này cũng có thể được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây là những ưu tiên cấp quốc gia ở Ai Cập".

Nghiên cứu đang được thực hiện để tạo ra vật liệu nanocomposite polyme sinh học mới có khả năng phân hủy, giá cả phải chăng và phù hợp cho túi mua hàng và bao bì thực phẩm.

Chitosan là polyme nhân tạo bắt nguồn từ hợp chất hữu cơ chitin được chiết xuất từ vỏ tôm, ban đầu là bằng cách sử dụng axit (để loại bỏ "xương sống" cacbonat canxi của vỏ giáp xác) và tiếp đến là kiềm (để tạo ra các chuỗi phân tử dài cấu thành polyme sinh học). Các tấm chitosan khô sau đó được hòa tan vào dung dịch và màng polyme được hình thành nhờ có các kỹ thuật xử lý thông thường.

Chitosan là polyme phân hủy sinh học đầy triển vọng, nên đã được lựa chọn sử dụng trong bao bì dược phẩm do nó có tính chất chống vi trùng, kháng khuẩn và tương thích sinh học.

Giai đoạn thứ hai của dự án là phát triển màng polyme hoạt tính hấp thụ oxy. Loại bao bì thực phẩm thế hệ mới này sẽ có khả năng kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm với hiệu quả cao và tiêu thụ ít năng lượng, khắc phục tình trạng lãng phí thực phẩm ở nhiều quốc gia. Nếu thành công, TS. Everitt dự kiến sẽ đưa sản phẩm này đến với các nhà sản xuất bao bì của Vương quốc Anh. Ngoài ra, nghiên cứu còn đề ra mục tiêu xác định lộ trình sản xuất vật liệu polyme phân hủy sinh học cho túi mua hàng và bao bì thực phẩm.

Theo NASATI
Đăng ngày 10/04/2017
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 21:18 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 21:18 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 21:18 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 21:18 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:18 12/12/2024
Some text some message..