Sản xuất và bảo quản trứng nghỉ Moina

Nghiên cứu tìm ra nguồn thức ăn phù hợp ảnh hưởng đến sản xuất kén và bảo quản trứng nghỉ giúp gia tăng tỉ lệ nở.

Moina
Moina là thức ăn lý tưởng cho cá nước ngọt.

Thức ăn tự nhiên tươi sống và phát triển trong hệ thống ao nuôi là chuỗi thức ăn quan trọng cho các ấu trùng tôm cá. Trước đây, Artemia là thức ăn tươi sống, phổ biến cho ấu trùng cá, đặc biệt là những nhóm cá thương mại tuy nhiên, chi phí cho Artemia là một vấn đề lớn đối với việc sản xuất cá bột và cá giống ở các trại sản xuất giống thủy sản. Vấn đề này đặc biệt phổ biến ở các nước đang phát triển và tìm ra được những động vật phiêu sinh có thể thay thế cho Artemia, phù hợp với chi phí sản xuất đã được nỗ lực tập trung nghiên cứu.

Trong đó, Moina hay còn gọi là trứng nước hoặc bo bo là thức ăn lý tưởng cho nhiều loài cá con sống trong môi trường nước ngọt (Rottmann, 1992) nhờ vào đặc điểm có kích thước nhỏ, giá trị dinh dưỡng cao. 

Moina spp có thể sinh sản theo phương thức sinh sản đơn tính và hữu tính. Ở điều kiện tối ưu, Moina spp cái từ 4 - 7 ngày tuổi bắt đầu sinh sản với số lượng từ 4 - 22 con. Mỗi lứa cách nhau từ 1,5 đến 2 ngày, mỗi con cái đẻ từ 2 - 6 lần trong đời. Trong điều kiện bất lợi chúng sẽ sinh kén (Rottmann et al, 2003).

Moina micrura là loài giáp xác sinh sản đơn tính được tìm thấy phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Trong điều kiện bất lợi, Moina sinh kén (túi chứa trứng nghỉ) (Dodson et al, 2010). Trong khi trứng nghỉ của nhiều loại động vật phù du như: Artermia, Daphnia, Rotifer đã được sử phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên trứng nghỉ M. micrura vẫn chưa được nghiên cứu nhiều vì lý do khó sản xuất thương mại và tỉ lệ nở thấp.


Moina và 2 hình thức sinh sản: đơn tính, hữu tính.

Trong nghiên cứu này, các loại thức ăn và điều kiện môi trường (pH, nhiệt độ) nhằm sản xuất và bảo quản kén Moina đã được nghiên cứu. M. mirura được nuôi bằng 3 loại thức ăn khác nhau: Cám gạo, men bánh mì và tảo Scenedesmus sp. 

Phương pháp tạo kén M. micrura 

Các thí nghiệm được thực hiện trong hộp nhựa 5 L, bố trí với mật độ là 200 cá thể/L. Thức ăn sử dụng trong nghiên cứu gồm: Cám gạo (0,3; 0,6; 0,8; 1; 1,2 mL/L) ; tảo Scenedesmus sp. (102, 103, 104, 105, 106 tb/ml); men bánh mì Mauripan (0,05; 0,1; 0,5; 1; 1,5 g/L). Khẩu phần ăn: 1 lần/ngày, liên tục 5 – 6 ngày; sau đó cho ăn 2 ngày/lần. 

Phương pháp chuẩn bị cám gạo: Sử dụng 100 g cám gạo + 500 mL nước cất, xay với tốc độ 2.000 rpm trong thời gian 15 phút, để yên 30 phút sau đó tiếp tục xay với tốc độ 2.000 rpm trong thời gian 15 phút. Cuối cùng lọc qua lưới 0,1 mm và bảo quản ở 4ºC (Mubarak et al, 2017). 

Bảo quản kén M. micrura 

Kén M. micrura sau khi thu hoạch, rửa sạch với nước cất, sàng lọc chọn kén chứa 2 trứng nghỉ bằng kính Stemi 305 (ZEISS), kén được để khô tự nhiên trong 60 phút ở nhiệt độ phòng. Sau khi sấy, kén được lưu trữ trong tube nâu 1,5 mL và bảo quản trong thời gian 2 tháng, tiến hành bố trí ấp nở với 10 kén/giếng ở điều kiện ấp (nhiệt độ nước 28ºC; pH = 7; L:D = 12:12; cường độ chiếu sáng 800 Lux), nhằm đánh giá các điều kiện bảo quản dựa vào tỉ lệ nở của trứng đạt được.

Kết quả

Nghiên cứu bước đầu đã đánh giá được ảnh hưởng của các loại thức ăn lên khả năng sinh kén M. micrura. Số lượng kén đạt cao nhất là 180 ± 12 kén/L khi nuôi bằng cám gạo 0,6 mL/L, ngược lại nghiệm thức không sinh kén khi sử dụng men bánh mì 1g và 1,5g. 

Đồng thời, đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện bảo quản (nhiệt độ sấy 32,5ºC; thời gian sấy 30 phút; bảo quản sau 2 tháng ở 4ºC) sẽ cho tỉ lệ nở trứng nghỉ trong kén là 30 ± 5%; kèm phương thức ấp nở trứng nghỉ trong kén ở điều kiện (không xử lý NaClO; pH = 7, nhiệt độ nước ấp 28ºC, L:D = 12:12 và cường độ chiếu sáng 850 Lux). 

Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy triển vọng của việc sản xuất kén M. micrura nhằm ứng dụng trong thủy sản là rất lớn. Việc sản xuất và bảo quản kén M. micrura có thể chủ động được nguồn giống Moina sạch, rõ nguồn gốc và chất lượng, khả năng nhân sinh khối nhanh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các hộ nuôi.

Theo Lê Văn Hậu và cộng sự.

Đăng ngày 05/12/2019
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 07:52 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 07:52 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 07:52 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 07:52 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 07:52 19/01/2025
Some text some message..