Sáng sớm trên cảng cá Thanh Hà

Sớm tinh mơ, đường phố còn thưa người qua lại nhưng cảng cá Thanh Hà, phường Thanh Hà (TP. Hội An - Quảng Nam) đã tấp nập, xôn xao tiếng cười nói của những người lao động. Người đưa cá từ tàu, ghe vào bờ; người vận chuyển tôm, cua, mực từ ghe lên; người phân loại hải sản,… không khí nhộn nhịp bao trùm cả khu cảng rộng lớn.

Cảng cá Thanh Hà

Những giọt mồ hôi ban sáng

Ngày làm việc mới ở cảng cá Thanh Hà bắt đầu từ 3 giờ sáng. Khi bóng đêm còn bao phủ, từng tốp người đã đổ về cảng cá. Dưới ánh đèn vàng hắt ra từ những vựa thu mua hải sản, có thể nhìn rõ vẻ ngái ngủ trên gương mặt nhiều người. Tuy nhiên, khi tàu vừa cập bến, họ tỉnh táo lạ thường, trên luồng nước, những chiếc ghe, tàu nối đuôi nhau cập cảng, mang theo đầy ắp cá tôm.

Khoảng 5 giờ sáng, cảng cá nhộn nhịp hơn hẳn, tàu cá vẫn ra vào tấp nập. Hàng tấn cá tươi rói lần lượt được bốc từ trong khoang xuống bán cho vựa cá. Mùa này, cá chưa nhiều và cũng chưa phải là vụ chính (tháng 7-8 âm lịch mới vào chính vụ) nhưng lượng tàu bè ra vào vẫn khá tấp nập.

Ngồi trên cảng cá, anh Phan Văn Hoàng, 37 tuổi ở phường Thanh Hà, người có thâm niên 10 năm gắn bó với cảng cá, cho hay: "Trước đây, tôi cũng có ghe đi đánh bắt ngoài biển, thời gian ở biển nhiều hơn ở đất liền. Cách đây vài năm, sau một trận ốm nặng, tôi đành chuyển sang chèo đò chở khách, sáng sáng ra cảng làm phu khuân vác, kiếm thêm tiền nuôi gia đình. Công việc phụ thuộc theo ghe cá, ngày ít thì 4-5 chuyến, ngày nhiều có khi 15-20 chuyến, công việc không quá vất vả mà thu nhập cũng tạm ổn, lại có thời gian chăm sóc gia đình".

Nhìn theo tay anh Hoàng chỉ, chúng tôi thấy hơn chục lao động đang ngồi nghỉ sau khi vận chuyển hết 120 giỏ cá từ ghe lên bờ. Sáng sớm, thời tiết khá mát mẻ nhưng lưng áo các anh vẫn đẫm ướt mồ hôi. Anh Nguyễn Đức Lân ở xã Duy Hải (Duy Xuyên - Quảng Nam) đã 8 năm làm việc trong đội bốc xếp. Trước đây, anh theo ghe đi đánh bắt, nhưng bị say sóng nên làm việc không hiệu quả, vì thế anh quyết định làm việc trên bờ. "Tổ khiêng cá của chúng tôi có 18 người, làm việc từ 4 giờ sáng. Ngày nào xong sớm thì khoảng 10 giờ sáng là được về nhà. Nhưng cũng có khi ghe vào nhiều, anh em phải làm việc tới nửa đêm. Công việc nặng nhọc nên tay người nào cũng có những cục chai lớn. Nhưng nhiều khi biển cũng chẳng chiều lòng người, có khi mấy ngày liền sóng to gió cả, thuyền ghe không vào ra bến đỗ, những người đi làm thuênhư chúng tôi phải chịu cảnh thiếu ăn. Nghề nào cũng có vất vả riêng nhưng bù lại thu nhập cũng khá, khoảng 5 triệu đồng/tháng, đủ để chăm lo cho gia đình. Vì thế, chúng tôi sẽ gắn bó lâu dài với cảng cá, với biển. Với chúng tôi, cảng là nhà!".

Những dáng tóc dài mưu sinh

Nếu như những việc nặng như: gánh cá, chèo đò, khuân vác đòi hỏi sức khỏe của nam giới thì công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ như phân loại tôm, ghẹ, cá thường dành cho chị em phụ nữ.

Vừa thoăn thoắt phân loại cá, chị Nguyễn Thị Nhuột (39 tuổi, phường Thanh Hà) vừa cắt việc cho những đồng nghiệp. Những giỏ cá đầy ắp sau khi phân loại sẽ được đưa đến nơi tập kết để sơ chế. Chị cho biết, trước đây gia đình đi hút cát trên sông Hoài, nhưng từ khi có lệnh cấm khai thác để đảm bảo dòng chảy cho sông thì chị cũng mang ủng, bao tay cùng những phụ nữ khác ra cảng. Chị kể: "Bình quân mỗi tháng làm 20 ngày, có tháng ghe tàu vào nhiều thì làm nhiều hơn. Thu nhập của chị em ở đây khoảng 3 triệu đồng/người/tháng bao ăn. Thế cũng đỡ cực hơn làm ruộng nhiều!".

Một điều dễ nhận thấy là lao động làm công việc phân loại hải sản đều là phụ nữ. Hàng chục chị luôn kín mít trong khẩu trang, ủng, bao tay cặm cụi làm việc. Thỉnh thoảng các chị lại góp vui bằng vài câu chuyện tếu hay những câu chuyện về cuộc sống gia đình.

Không làm công việc phân loại hải sản nhưng chị Lê Thị Hương và chồng đã có hơn 10 năm mưu sinh ở cảng Thanh Hà. Mỗi khi ghe vào, dù là sáng sớm tinh mơ hay tối mịt, vợ chồng chị cũng tranh thủ mua lẻ khoảng 20-30 giỏ cá, tôm, ghẹ, sau đó phân loại và bán kiếm lời. Ít vốn, chị mở quán càphê nhỏ ngay tại cảng, phục vụ cho lao động tại đây. Chị nói: "Thời gian tôi ở cảng cá nhiều hơn ở nhà. Nếu chịu khó, chăm chỉ, chúng tôi có thể lo được cho các con mình một cuộc sống tốt hơn, thế là đủ rồi".

Mỗi con người trên cảng cá này là một hoàn cảnh, nhưng đều có chung một ước mơ mong sao "trời yên biển lặng" để gom đủ tiền lo cho cuộc sống gia đình. Chúng tôi rời cảng Thanh Hà khi nắng đã vượt quá đỉnh đầu. Trong không gian đặc quánh mùi oi nồng của cảng cá và cái nóng hầm hập bốc lên từ bãi, hàng trăm người vẫn cần mẫn mưu sinh. Thi thoảng, họ dừng tay, túm tụm chuyện trò, cười đùa rồi lại nhanh chóng vào vị trí công việc mỗi khi có một chiếc thuyền cập bến. Công việc của họ dường như là một vòng quay bất tận. Cuộc sống trên cảng cá cứ bình lặng trôi đi hằng ngày như thế nhưng đã và đang nuôi biết bao khát vọng về một ngày mai tốt đẹp hơn.

Kinh tế nông thôn
Đăng ngày 01/07/2013
gia ly
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 01:53 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 01:53 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 01:53 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 01:53 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 01:53 23/11/2024
Some text some message..