Sao lại bỏ mặc ngư dân tại các phiên tòa nước ngoài xét xử!

Các phiên tòa xét xử các công dân Việt Nam là những thuyền trưởng đang bị phía Indonesia truy tố, đã không có sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Việt Nam.

Sao lại bỏ mặc ngư dân tại các phiên tòa nước ngoài xét xử!
5 thuyền trưởng Việt Nam tại trại tạm giam ở đảo Natuna

Ngày 13/4/2017, khi 5 tàu cá của Kiên Giang đang đánh bắt ở khu vực cách đông nam Hòn Khoai (Cà Mau) khoảng 150 hải lý, thì bị tàu Indonesia bắt giữ. Tháng 6/2017, khi 5 thuyền trưởng Việt Nam bị đưa ra Tòa án quận Natuna để nghe công bố cáo trạng, cả 5 đều phản đối cáo trạng, kêu oan và cho rằng, trong lúc các tàu cá Việt Nam đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, thì bị các tàu của Indonesia truy đuổi. Sau khi đã khống chế, cơ quan có thẩm quyền Indonesia ghi nhận tọa độ khai thác hải sản tại vị trí bị bắt giữ thay vì phải ghi nhận tại vị trí trước khi bị truy đuổi.

Ngày 2/11, Tòa án Natuna tuyên xử ông Lê Thanh Thiện - thuyền trưởng tàu cá KG 90793 TS - phải đóng 300 triệu rupiah (khoảng 500 triệu đồng) về tội vi phạm luật thủy sản và bộ luật hình sự Indonesia.

Phiên tòa xử ông Hứa Minh Trung - thuyền trưởng tàu KG 93895 TS, vào ngày 9/11 đã phải tạm hoãn đến 16/11, vì bị cáo kêu oan và không đồng ý xét xử khi không có sự tham gia của Đại sứ quán Việt Nam. Ba thuyền trưởng còn lại dự kiến được đưa ra xét xử trong tháng 11.

Chuyện kỳ quặc ở đây - là Đại sứ quán Việt Nam lại không cử đại diện tham dự phiên tòa xét xử công dân Việt Nam ở Indonesia. Mà đây là phần việc thuộc công tác bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao Việt Nam, mà cụ thể là trách nhiệm của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia: “Cử viên chức lãnh sự tiến hành thăm lãnh sự đối với công dân bị giam giữ, bị tù; gặp gỡ, đấu tranh trực tiếp, can thiệp, bày tỏ quan điểm pháp lý với cơ quan chức năng sở tại”.

Trên các tàu đều có lắp thiết bị định vị vệ tinh, để xác định vị trí khi đánh cá của các tàu trên thuộc vùng biển của Việt Nam hay của bạn. Nên nếu chứng minh được qua việc bật lại thiết bị định vị trên tàu - là thuộc vùng biển Việt Nam, thì tránh được tiền lệ rất xấu sau này, rằng khi các ngư dân Việt Nam đánh bắt trong vùng biển Việt Nam cũng sẽ bị phía Indonesia truy đuổi, bắt giữ.

Điều này không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các tàu cá Việt Nam mà còn vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, Luật biển Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định phân định ranh giới và thềm lục địa đã ký kết giữa Việt Nam và Indonesia. Rồi 5 tàu cá (trị giá khoảng 50 tỉ đồng) là tài sản tích góp cả đời của nhiều ngư dân có khả năng bị tiêu hủy. Vì vậy sự tham gia của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia ở tòa có vai trò rất quan trọng để bảo vệ các ngư dân.

Luật sư Indra Aria Raharja (người bào chữa cho 5 thuyền trưởng Việt Nam đang bị truy tố, xét xử tại Indonesia) đã phải gửi công văn cho Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, đề nghị tới tham dự phiên tòa 5 ngư dân kêu oan. Bộ Ngoại giao cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cần phải vào cuộc, để bảo vệ lợi ích chính đáng công dân Việt Nam. Đó không những là tình cảm với đồng bào, mà còn là trách nhiệm.

Năm bị cáo kể trên đã bị giam 7 tháng trời, và lịch xử án của phiên tòa cũng gấp lắm rồi – ngày 16/11/2017!

NNVN
Đăng ngày 14/11/2017
Nguyễn Quốc
Đánh bắt

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 00:53 13/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 00:53 13/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 00:53 13/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 00:53 13/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:53 13/12/2024
Some text some message..