Sắp đến thời của rắn khổng lồ

Đó là cảnh báo của các nhà khoa học từ cuộc nghiên cứu mới: nhiệt độ ấm lên có thể thu nhỏ kích thước động vật có vú và sản sinh những loài bò sát khổng lồ.

rắn Titanoboa
Tái tạo bộ xương của rắn Titanoboa - Ảnh: Kênh Smithsonian

Hàng chục triệu năm trước, rắn to như ngựa, còn ngựa lại có kích thước gần bằng rắn ngày nay. Và trong một thế giới ấm lên như hiện nay, tình trạng trên có thể lặp lại một lần nữa. “Kích thước của động vật thay đổi cùng với khí hậu”, NBC News dẫn lời Jonathan Bloch, nhà cổ sinh vật học của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Florida. Để rút ra kết luận trên, chuyên gia Bloch đã nỗ lực đào sâu mối quan hệ giữa kích thước cơ thể và nhiệt độ toàn cầu, đặc biệt trong giai đoạn nóng bức được gọi là PETM, khoảng thời gian nhiệt độ cực đại kéo dài đến 100.000 năm vào cuối Thế Cổ Tân và đầu Thế Thủy Tân, cách đây 55 triệu năm trước.

Trong nhiều năm, Bloch và đồng sự đã theo dõi sự lên xuống của Thế Cổ Tân, vốn kéo dài từ sự tuyệt chủng của khủng long cách đây 65 triệu năm đến khởi đầu Thế Thủy Tân vào khoảng 56 triệu năm trước. Một trong những địa điểm then chốt chứa hóa thạch thời đó là mỏ Cerrejon ở Colombia, nơi các lớp than tích cực hoạt động đến nỗi chúng có thể tự bốc cháy. “Nơi đó thực sự không khác gì địa ngục, nhưng lại là thiên đường của hóa thạch”, chuyên gia Bloch giải thích. Đó cũng là nơi ông phát hiện chứng cứ về sự tồn tại của rùa 60 triệu năm tuổi, có kích thước như cái bàn, và loài rắn dài như xe buýt.

Rắn, rùa, và các loài bò sát khác có khuynh hướng phụ thuộc vào môi trường để điều tiết thân nhiệt, nên được phân loại là loài máu lạnh. Điều duy nhất khiến những loài máu lạnh cổ đại phát triển kích thước đến mức độ kinh hoàng trên là chúng phải sống trong khí hậu nóng bức, và thế giới thực sự nóng dữ dội trong giai đoạn PETM. Các chuyên gia ước tính nhiệt độ toàn cầu lúc đó phải tăng từ 5 đến 8 độ C so với hiện nay, do tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bí ẩn và diễn ra trên diện rộng. Ví dụ, rắn Titanoboa phải phát triển mạnh ở nhiệt độ khoảng 34 độ C.

Cùng lúc đó, các nhà cổ sinh học cũng nghiên cứu liệu động vật có vú đã phản ứng thế nào trong điều kiện nhiệt độ nóng bức thời PETM. Vào năm ngoái, Bloch và đồng sự đã cung cấp đáp án cho câu hỏi này. Theo đó, tổ tiên của các loài ngựa hiện đại đã thu nhỏ bằng kích thước mèo nhà để thích ứng với nhiệt độ trên. Mới đây, một nhóm khác đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy từng xảy ra một giai đoạn lùn đi ở loài có vú, diễn ra trong giai đoạn ấm lên thứ hai cách PETM khoảng 2 triệu năm sau.

“Thực tế cho thấy tình trạng trên lặp lại đến 2 lần đã khiến chúng tôi càng thêm chắc chắn về mối quan hệ nhân - quả của nhiệt độ toàn cầu, rằng tình trạng ấm lên trong quá khứ đã thu nhỏ đáng kể kích thước của động vật có vú”, theo chuyên gia Philip Gingerich của Đại học Michigan (Mỹ). Một vài lý do đã được đưa ra nhằm giải thích tình trạng hóa lùn này, chẳng hạn như khi nhiệt độ tăng đến 35 độ C trong một thời gian dài, động vật có vú gặp khó khăn để điều tiết thân nhiệt, trong khi nguồn thực phẩm bên ngoài khan hiếm dần. Do vậy, việc thu nhỏ kích thước cơ thể giúp chúng tồn tại qua giai đoạn khó khăn.

Và phần rùng rợn nhất chính là nếu từng xảy ra trong quá khứ, tình trạng trên có thể tái lặp một khi điều kiện hội đủ, có thể sẽ còn sớm hơn dự đoán của giới chuyên gia. Ông Bloch cho hay hàm lượng CO2 trong không khí đang tiến dần đến mức của thời PETM. Nếu không tìm cách điều chỉnh, hậu quả sẽ khó lường.

Báo Thanh Niên, 08/11/2013
Đăng ngày 09/11/2013
Hạo Nhiên
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:58 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:58 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:58 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:58 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:58 26/11/2024
Some text some message..