“Siết” chất lượng cá tra

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) đang lấy ý kiến doanh nghiệp (DN) cho dự thảo quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu

siết chất lượng cá tra
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, ngoài việc đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm còn phải đảm bảo thêm 2 yêu cầu về tỷ lệ mạ băng không vượt quá 20%, phụ gia và hàm lượng nước không vượt quá 86% tính theo khối lượng tịnh của sản phẩm.

Hiện tại có 2 luồng ý kiến xung quanh dự thảo này. Một số DN cho rằng việc bắt buộc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu về hàm lượng nước và mạ băng sẽ làm tăng chi phí của DN, không phù hợp với quy định của luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, cũng có không ít DN lại tỏ ý đồng tình với dự thảo trên. Những DN này cho rằng trong thời gian qua, nhiều DN đã dựa vào cách thức tăng mạ băng, trộn hóa chất để hạ giá bán. Hành động này làm ảnh hưởng đến uy tín của con cá tra Việt Nam, gây khó khăn cho các DN làm ăn chân chính. Ngành chức năng cần quản lý chặt về chất lượng và phạt nặng đối với các hành vi gian lận để lấy lại uy tín, nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu.

Trong nhiều năm qua, yêu cầu về việc siết chất lượng cá tra xuất khẩu cũng được đề cập đến. Vì trên thực tế, số DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thì đông nhưng số DN làm ăn thật sự, có nhà máy chế biến có đầu tư vùng nguyên liệu thì rất ít. Chính những DN làm ăn theo kiểu “mì ăn liền” đã gây ra cảnh tranh mua, tranh bán làm ảnh hưởng đến rất nhiều DN làm ăn chân chính và ảnh hưởng đến cả ngành cá tra như hiện nay. Chính vì vậy, việc quản lý chặt chất lượng cá tra xuất khẩu là điều đã muộn nhưng còn hơn không.

Các DN làm ăn chân chính không chỉ đầu tư vào vùng nguyên liệu mà họ còn áp dụng các mô hình sản xuất sạch, an toàn như: VietGAP, GlobalGAP, ASC... Chính họ rất cần được bảo vệ. Chỉ có tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh thì những DN làm ăn chân chính mới có thể tồn tại và phát triển, qua đó nâng cao giá trị cá tra xuất khẩu.

Thanh niên
Đăng ngày 26/02/2013
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:09 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:09 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:09 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:09 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:09 26/11/2024
Some text some message..