Siết sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi ngoài việc trị bệnh, phòng bệnh còn một mục đích rất quan trọng nữa là kích thích tăng trưởng. Nhưng việc sử dụng không đúng liều lượng, chủng loại kháng sinh đang gây ra tình trạng “kháng kháng sinh” và gây hậu quả lâu dài tới sức khỏe của người tiêu dùng.

fillet cá tra
Việc sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng, quy chuẩn đang ảnh hưởng lớn tới thương hiệu thủy sản Việt Nam - Ảnh: TL

Hiện các cơ quan chức năng đang nghiên cứu tìm giải pháp để siết chặt việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nhằm giảm tác động xấu tới sức khỏe người tiêu dùng. Đây là nội dung được đưa ra trong Hội thảo: “Quản lý, sử dụng kháng sinh vì nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững” diễn ra ngày hôm nay 12-1.

Hậu quả lâu dài tới sức khỏe

Theo bà Hoàng Hương Giang, Phó phòng thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi với ba mục đích trị bệnh, phòng bệnh, kích thích tăng trưởng. Nhưng kể từ năm 1998 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã dùng nhiều biện pháp để hạn chế hoặc cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi do tác động tiêu cực nó.

Ví dụ như các nước thuộc Liên minh châu Âu đã đưa ra nhiều quy định nhằm hạn chế và kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi từ tháng 8-1999 và cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh để kích thích sinh trưởng vật nuôi từ tháng 1-2006.

Hay như Hàn Quốc cũng cấm sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng từ năm 2010. Thái Lan cũng cấm sử dụng các loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi từ tháng 8-2015. Malaysia cũng ban hành danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong chăn nuôi thú y…

Thực tế, theo Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), thuộc Bộ NNPTNT, việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản sẽ dẫn đến khả năng tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thủy sản nuôi cao. Dư lượng hóa chất, kháng sinh khi đã tồn lưu trong thủy sản nuôi thì không có phương pháp nào để loại bỏ được trong quá trình chế biến, bảo quản. Dư lượng hóa chất, kháng sinh tồn lưu trong thủy sản nuôi tùy từng loại sẽ gây hại tức khắc hoặc tích tụ sau một thời gian sử dụng và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Cục quản lý khám và chữa bệnh, Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc kháng sinh là do việc sử dụng thuốc kháng khuẩn trong chăn nuôi chưa được kiểm soát hợp lý. Điều này làm tăng chi phí xã hội trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc do thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao...

Tai tiếng cho thủy sản Việt Nam

Bên cạnh đó, theo Nafiqad, việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản còn khiến nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bị cơ quan thẩm quyền nước ngoài cảnh báo do tồn dư hóa chất, kháng sinh và bị trả về, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đó tác động tiêu cực ngược lại ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam nói chung và chính các hộ dân có sử dụng hóa chất kháng sinh nói riêng. Các nước nhập khẩu sẽ tăng cường kiểm tra hàng thủy sản của Việt Nam dẫn tới thời gian thông quan chậm, chi phí cơ hội lớn, giảm khả năng cạnh tranh. Khi các nhà nhập khẩu e ngại và hạn chế nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam sẽ dẫn tới tồn kho, giảm giá nên cả doanh nghiệp và người dân đều bị thiệt hại, thậm chí bị thua lỗ, phá sản.

Năm 2016, các cơ quan của Bộ NNPTNT đã lấy 2.724 mẫu thủy sản nuôi, phát hiện 31 mẫu chứa dư lượng hóa chất kháng sinh cấm hoặc dư lượng hóa chất kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn tối đa cho phép, chiếm 1,14%. Kết quả giám sát nêu trên cho thấy, tỷ lệ vi phạm hóa chất kháng sinh năm 2016 có giảm so với năm 2014 (1,24%) nhưng vẫn chưa được cải thiện rõ nét.

Cũng trong năm 2016, Nafiqad đã nhận được thông tin cảnh báo về một số lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không bảo đảm an toàn thực phẩm do phát hiện kháng sinh cấm hoặc do dư lượng hóa chất kháng sinh vượt mức giới hạn tối đa cho phép, cụ thể: Nhật Bản (24 lô), EU (11 lô), Úc (3 lô) và Hàn Quốc (2 lô).

Đối với các lô hàng bị cảnh báo nêu trên, Cục đã có văn bản yêu cầu các cơ sở chế biến có lô hàng bị cảnh báo thực hiện truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân, thiết lập và thực hiện các biện pháp khắc phục. Kết quả cho thấy nguyên nhân dẫn đến lô hàng bị cảnh báo hóa chất, kháng sinh chủ yếu xuất phát từ công đoạn nuôi trồng. Do một số cơ sở nuôi chưa tuân thủ đúng quy định về thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch; một số cơ sở vẫn còn lạm dụng hóa chất kháng sinh cấm trong quá trình nuôi.

Do đó, ngoài những biện pháp tuyên truyền để người chăn nuôi và doanh nghiệp hiểu về tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, các đại biểu tham dự hội thảo kiến nghị Bộ Y tế và Bộ NNPTNT phối hợp phân loại kháng sinh thành 3 nhóm: kháng sinh dùng cho người; kháng sinh dùng chung cho người và động vật; kháng sinh chỉ dùng cho động vật. Trên cơ sở đó quy định biện pháp quản lý phù hợp cho từng nhóm kháng sinh. Đồng thời, cần tiến hành đánh giá tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 12/01/2017
Đăng ngày 12/01/2017
Thùy Dung
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 18:32 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 18:32 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 18:32 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 18:32 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 18:32 28/11/2024
Some text some message..